Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất.

 Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2025, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ đạt 191,47 nghìn m3, với trị giá 78,65 triệu USD, tăng 34,1% về lượng và tăng 28,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Giảm thâm hụt thương mại

Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đánh giá, Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 trên thế giới về tiêu thụ gỗ tròn và gỗ xẻ của Mỹ, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Mỹ trong năm 2024.

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), gỗ nhập khẩu về Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời chế biến và xuất khẩu sang nhiều thị trường. Trong đó, nhiều sản phẩm sử dụng gỗ nguyên liệu từ Mỹ đã xuất khẩu trở lại thị trường này. Các chủng loại gỗ nhập khẩu từ Mỹ như sồi đỏ, sồi trắng, óc chó, thông vàng đang là nguyên liệu chủ lực chế biến đồ gỗ. “Hiện Việt Nam đang tìm cách giảm thâm hụt thương mại với các thị trường, thì việc tăng cường nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ được xem là một giải pháp chiến lược để hài hòa cán cân thương mại, giảm nguy cơ bị áp thuế và điều tra phòng vệ thương mại từ Mỹ đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu”, ông Hoài nhận xét.

Hiện tại, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là gỗ tròn, với thuế suất bằng 0%. Từ năm 2014, thuế xuất khẩu đối với gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là 25%. Ông Võ Quang Hà, Phó chủ tịch DOWA nhận xét, mục đích ban đầu của chính sách này là giữ lại gỗ xẻ cho công nghiệp chế biến nội địa trước lo ngại Trung Quốc sẽ mua mất gỗ rừng trồng trong nước. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã rất khác, chính sách hiện hành đang kìm hãm khả năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến ban đầu của chuỗi cung ứng nội thất. Theo ông Hà, “Chúng ta đang có tiềm năng kinh tế lẫn chính trị lớn trong quy trình xử lý nguyên liệu đầu vào cho ngành”.

Gia tăng giá trị trên chuỗi cung ứng

Gỗ tròn và gỗ xẻ Mỹ đang giảm tiêu thụ mạnh do chính sách cấm nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam gia tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu, đặc biệt là gỗ tròn để thực hiện các công đoạn sơ chế ngay tại Việt Nam, bao gồm xẻ và sấy. Ông Nguyễn Phương, Phó chủ tịch DOWA cho biết, xẻ và sấy gỗ không phải là tạm nhập tái xuất mà là một quy trình chế biến. Quá trình xẻ gỗ tròn thành gỗ xẻ thành phẩm có thể mất ít nhất 30 đến 45 ngày, thậm chí còn lâu hơn cả sản xuất nội thất. Sau khi được xẻ và sấy, các sản phẩm như gỗ xẻ, gỗ xẻ sấy, gỗ lạng (veneer), phôi gỗ, ván ghép sẽ được xuất khẩu đi các thị trường khác. Ông nhấn mạnh: “DN chế biến gỗ Việt Nam đủ công nghệ lẫn trình độ để thực hiện tốt công đoạn này, tạo ra thành phẩm giá hợp lý. Đáng tiếc, lại vướng thuế xuất khẩu cao nên mất lợi thế cạnh tranh”.

Không chỉ giới hạn ở các công đoạn xẻ sấy, theo ông Phương, DN Việt Nam còn có thể mở rộng sang chế biến sâu hơn như làm gỗ lạng, phôi gỗ, ván ghép… Mỗi công đoạn đều tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng. Thực tế, hoạt động xẻ, sấy và các công đoạn sơ chế khác yêu cầu lực lượng lao động. Nếu được cởi trói thuế xuất khẩu, DN sẽ tăng cường hoạt động chế biến gỗ nguyên liệu nhập khẩu, từ đó tạo ra việc làm cho người lao động trong nước. “Việt Nam có lợi thế về lực lượng lao động lành nghề trong ngành gỗ, điều mà ngay cả các nước phát triển như Mỹ cũng khó có được. Lực lượng lao động này là nền tảng để thực hiện các công đoạn chế biến gỗ hiệu quả”, ông Phương nói.

Với kinh nghiệm vận hành Tavico, thương hiệu cung ứng gỗ nguyên liệu cho DN trong nước, ông Võ Quang Hà tính toán, quá trình chế biến từ gỗ tròn sang gỗ xẻ, gỗ xẻ sấy trực tiếp là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng… DN có lợi nhuận và giá trị được tạo ra ngay tại khâu sơ chế. Ngoài sản phẩm chính là gỗ xẻ, các sản phẩm phụ từ quá trình xẻ như dăm gỗ cũng có thể được thu gom và bán, tạo thêm lợi ích kinh tế.

Việc kéo các khâu đầu tiên trong chuỗi cung ứng gỗ từ xẻ, sấy, làm phôi, gỗ lạng… về Việt Nam thông qua chính sách bỏ hoặc giảm thuế xuất khẩu gỗ xẻ sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam trở nên vững mạnh hơn. “Điều này không chỉ là giải pháp  tạm thời mà nên được xem là chiến lược lâu dài để phát triển ngành bởi nó có thể tạo ra công ăn việc làm, tăng giá trị sản phẩm gỗ ngay trên lãnh thổ Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng và phân phối nguyên liệu gỗ toàn cầu”, ông Hà nhấn mạnh.

Đánh giá cao ý tưởng này, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết sẽ trực tiếp đón nhận đề xuất từ phía cộng đồng DN chế biến gỗ để kịp thời tháo gỡ điểm nút phát triển chung. Thời gian tới, Bộ sẽ tiến hành thêm các hoạt động hỗ trợ DN tiếp cận và khai thác thị trường mới, gia tăng các giá trị nội tại để có thể tiến đến mục tiêu phát triển bền vững.

Minh Kiên

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

don-doc-tap-chi-go-va-noi-that-so-104

Đón đọc tạp chí Gỗ và Nội Thất số 104

Là quốc gia từng được hưởng lợi thế trong căng thẳng Mỹ – Trung trong quá khứ, mức thuế áp đến 46% cho hàng hóa Việt Nam đầy bất ngờ. Sau hàng loạt diễn biến, bản chất của thuế đối ứng – mối đe doạ của các quốc gia xuất khẩu, đã được các chuyên […]

...
vietnamwood-2025

Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về ngành công nghiệp máy chế biến gỗ (VietnamWood 2025) trở lại với sức mạnh toàn diện!

VietnamWood 2025 trở lại hoành tráng quy tụ các nhà lãnh đạo, nhà đổi mới và chuyên gia toàn cầu từ khắp các ngành sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất. Là nền tảng có ảnh hưởng nhất của Việt Nam về máy móc chế biến gỗ, phiên bản 2025 hứa hẹn quy mô […]

...
_toan-canh-diem-moi-nghi-dinh-120-2024-danh-rieng-cho-doanh-nghiep-nganh-go-va-nguyen-lieu-tcmn

Toàn cảnh điểm mới Nghị định 120/2024 dành riêng cho doanh nghiệp ngành gỗ và nguyên liệu TCMN

Bài viết được trích dựa trên tài liệu chính thức của GIZ – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, đơn vị đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và cải thiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS). Chi tiết vui lòng tải file đính kèm cuối bài […]

...
-trend-26-khoi-dau-ben-vung-cua-he-sinh-thai-noi-that-viet

[Hỗ trợ truyền thông] Trend 26+: Khởi đầu bền vững của “hệ sinh thái” nội thất Việt

Ngày 23/05/2025, tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội – Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí, công bố ra mắt ấn phẩm Trend 26+, ấn phẩm xu hướng nội thất đầu tiên của Việt Nam.. Sự kiện này đánh dấu bước đi tiên phong […]

...
chien-luoc-xuat-khau-trong-boi-canh-moi

Chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh mới

Sáng ngày 30/5, HAWA phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến lược xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong bối cảnh mới. Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là […]

...
tavico-don-vi-tai-tro-vat-lieu-go-chinh-thuc-dong-hanh-cung-hma-2025

TAVICO – Đơn vị tài trợ vật liệu chính thức đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu Tavico Group – đối tác đã tin tưởng, đồng hành và cùng chia sẻ sứ mệnh phát triển ngành thiết kế nội thất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, TAVICO […]

...
ahec-nha-tai-tro-kim-cuong-hma-2025

AHEC – Nhà tài trợ Kim cương đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 chân thành cảm ơn Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ – American Hardwood Export Council SEA (AHEC) – đối tác chiến lược đã đồng hành suốt 21 năm qua. Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lan tỏa các giá trị gỗ cứng Hoa Kỳ, AHEC […]

...
tang-cuong-hop-tac-viet-my-trong-nganh-go-hawa-don-tiep-ong-john-chan-dai-dien-hoi-dong-go-cung-hoa-ky-ahec

Tăng cường hợp tác Việt – Mỹ trong ngành gỗ: HAWA đón tiếp ông John Chan – đại diện Hội đồng Gỗ Cứng Hoa Kỳ AHEC

Trong hai ngày 27–28/05/2025, HAWA đã vinh dự đón tiếp ông John Chan – Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) trong chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai quốc gia trong lĩnh vực […]

...