TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh: Thể chế mới tạo tương lai chuỗi cung ứng

Những đột phá về thể chế có thể giúp doanh nghiệp tái định hình chuỗi cung ứng từ Việt Nam ra thị trường toàn cầu.

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc giữa tháng 5 kết thúc với một thỏa thuận giảm đáng kể các khoản thuế mà hai nước áp lên hàng hóa của nhau. Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ giờ đây chỉ phải chịu mức thuế tối thiểu 30%, giảm từ 145%, trong khi Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu với hàng hóa Mỹ xuống 10%, từ mức 125%. Tuy nhiên, thương mại toàn cầu vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

* Hơn một lần ông cho rằng việc Mỹ áp thuế là cơ hội cho Việt Nam định hình lại chuỗi cung ứng ra thị trường toàn cầu, nhưng chúng ta tiếp cận cơ hội đó từ khía cạnh nào?

– Ngay sau thông tin Mỹ áp thuế đối ứng 46%, Việt Nam đã có những ứng xử, phản ứng chính sách rất kịp thời đảm bảo nguyên tắc thương mại công bằng, minh bạch, cùng có lợi. Chúng ta đã nêu ra những vấn đề trong chính sách thuế quan về xuất xứ và công bằng thương mại, với thiện chí giảm thuế nhập khẩu hàng hóa của Mỹ để góp phần giảm thâm hụt thương mại, hoặc sẵn sàng nhập khẩu những mặt hàng quan trọng, chiến lược từ Mỹ để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Không dừng lại ở những động thái trên, Việt Nam cũng đang xúc tiến các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm minh bạch hóa các vấn đề liên quan đến thương mại, nâng cao khả năng thực thi các cam kết về xuất xứ, sở hữu trí tuệ, cũng như quá trình chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ lõi. Bộ Công Thương cũng sẽ sớm công bố dự thảo nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược – một phần quan trọng trong nỗ lực ứng xử thương mại, đầu tư công bằng không chỉ với Mỹ mà cả với các đối tác quan trọng khác của Việt Nam.

Chúng ta đang hội nhập một cách có trách nhiệm dựa trên những nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, phù hợp và hài hòa lợi ích giữa các bên. Tuy nhiên, thuế quan của Mỹ không chỉ là câu chuyện của hôm nay mà còn là vấn đề quan trọng trong dài hạn. Do đó, chúng ta cần cùng lúc vừa giải quyết những khó khăn trước mắt, vừa xác định lại các chuỗi giá trị, góp phần tạo nền tảng phát triển bền vững trong tương lai.

* Sự không thuận lợi về thương mại với Mỹ có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng về nền kinh tế tự chủ Việt Nam đang hướng tới?

– Năm nay, khu vực FDI có thể sẽ không có nhiều thuận lợi dù vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tăng trưởng được kỳ vọng nhiều hơn vào khu vực doanh nghiệp trong nước, vốn là khu vực có thể giúp nền kinh tế tự chủ. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam chỉ thực sự tự chủ nếu có sự thay đổi đột phá về thể chế.

Một nền kinh tế tự chủ trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay là phải chủ động được nguồn nguyên vật liệu. Nhưng trên thực tế, việc không đảm bảo được nguyên tắc xuất xứ tại một số thị trường lớn, thị trường truyền thống, đã khiến hàng hóa Việt Nam phải chịu thiệt, ngay cả khi làm ra các sản phẩm nhận được đánh giá tốt về chất lượng và mẫu mã, như gỗ hay dệt may, da giày.

* Như ông nói, Chính phủ Mỹ chỉ để lại dư địa cho đàm phán, không phải cuộc chiến thuế quan đã kết thúc?

– Chính sách thuế quan phản ánh nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump trong việc tái định vị Mỹ trong thương mại toàn cầu. Các mức thuế mới của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy một cuộc cạnh tranh mới khi bán hàng vào Mỹ thay vì từ bỏ thị trường này. Đặc biệt, với các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vốn có biên lợi nhuận mỏng, như ngành gỗ chiếm 55% thị phần ở thị trường Mỹ, việc áp thêm thuế khoảng 10-20% trở lên gần như sẽ ăn mòn hết lợi nhuận. Thậm chí, việc xuất khẩu sang Mỹ sẽ trở thành không thể với nhiều doanh nghiệp nếu Mỹ tiếp tục điều tra theo Mục 232 – Đạo luật Mở rộng thương mại năm 1962 đối với gỗ và sản phẩm gỗ.

* Trong phát triển bền vững có cả đầu tư, thương mại và dịch chuyển chuỗi cung ứng, nhưng theo ông, nền kinh tế đang cần một giải pháp toàn diện?

– Việt Nam đã rất nỗ lực nhưng chưa thể đưa ra một giải pháp toàn diện, mang lại hiệu quả cho tất cả các vấn đề liên quan đến thuế quan, hay thương mại toàn cầu. Chúng ta đang hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm cả đầu tư và thương mại. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các hoạt động xúc tiến mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa những ưu đãi và cơ hội từ 17 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký, vốn là công cụ để xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng vượt bậc, lên gần 800
tỷ USD.

Tất nhiên, việc khai thác các FTA chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là tuân thủ các quy định về xuất xứ và gian lận thương mại. Do đó, sự thay đổi thể chế thương mại cần hướng đến việc khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực tận dụng thị trường lớn, thị trường tiêu chuẩn cao như: Mỹ, EU và Nhật Bản, đồng thời tăng cường cung cấp thông tin thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, thị hiếu người dùng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn có ít kinh nghiệm xuất khẩu. Chẳng hạn, với ngành gỗ, thay vì ngồi đợi mức thuế mới của Mỹ, cũng như việc Chính phủ đưa ra các thể chế đột phá, các bộ ngành, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp cần chủ động làm sạch chuỗi cung ứng, đảm bảo không có mượn xuất xứ.

* Cảm ơn ông.

Nếu Mỹ áp mức thuế nhập khẩu cao hơn sau 90 ngày tạm ngừng sẽ tác động lên ba khía cạnh chính của nền kinh tế.

Thứ nhất, sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ chốt của Việt Nam vào thị trường Mỹ, như máy móc thiết bị, linh kiện điện tử hay đồ gỗ, may mặc và da giày, đều sẽ suy giảm, nhất là khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp chịu mức thuế thấp hơn.

Thứ hai, dòng vốn FDI sản xuất đang dịch chuyển vào Việt Nam theo chiến lược Trung Quốc +1 sẽ chịu ảnh hưởng nhất định ngay cả khi Mỹ giảm thuế cho Việt Nam xuống 10%.

Thứ ba, tỷ giá USD/VND sẽ chịu thêm sức ép tăng khi Việt Nam tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ để thu hẹp thặng dư thương mại với nước này.

Vân Nguyễn thực hiện

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...

Họp mặt định kỳ Ban Chấp Hành và Ban kiểm tra HAWA

Chiều qua (18/07), Ban Chấp Hành & Ban Kiểm Tra HAWA đã có buổi gặp gỡ, họp mặt định kỳ tại trụ sở văn phòng HAWA nhằm điểm lại các hoạt động, chương trình của hội trong quý 1 & 2/2025. ...

Hội nghị Bứt phá xuất khẩu – Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Hội nghị hàng đầu của ngành Xuất Khẩu Trực tuyến diễn ra trong tháng 7 này được thiết kế để tăng cường sự sẵn sàng và thúc đầy doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình đem thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu, vươn mình ra thị trường quốc tế!...