,

Chi phí vẫn “ám ảnh” mục tiêu sinh thái

Hoàng Minh

Chi phí, những thách thức thời cuộc, nhu cầu của khách hàng, vấn đề cạnh tranh, chính sách Nhà nước, kinh nghiệm quản lý hoặc đơn giản là không biết bắt đầu từ đâu là những lý do khiến các doanh nghiệp nội thất chưa triệt để với mục tiêu phát triển bền vững.

Cũng như nhiều Quốc gia khác, ngành công nghiệp nội thất của Vương quốc Anh đang ưu tiên các vấn đề môi trường. Nhưng theo một cuộc khảo sát do Liên đoàn Nội thất Anh (BFC) thực hiện, nhiều doanh nghiệp (DN) trong ngành đang phải vật lộn với những vấn đề phức tạp và cần được hỗ trợ nhiều hơn. Hai phần ba số DN tham gia khảo sát cho biết tính bền vững nằm trong số “ba ưu tiên quản lý hàng đầu”, một phần ba còn lại thì không xem đó là ưu tiên trong chiến lược phát triển.

Cần sự nhất quán

BFC đã nhận được 66 câu trả lời cho cuộc khảo sát môi trường của mình. Chỉ hơn một nửa (55%) cho rằng ngành công nghiệp này đang hoạt động tốt ở khía cạnh bền vững, trong khi 21% cho rằng không.

Chi phí, những thách thức khác, nhu cầu của khách hàng, vấn đề cạnh tranh, chính sách của nhà nước, việc quản lý hoặc đơn giản là không biết bắt đầu từ đâu là những lý do khiến các công ty chưa thể làm nhiều hơn. Minh chứng là 62% nói rằng họ cần được giúp đỡ nhiều hơn – dưới hình thức hợp tác, hướng dẫn, hỗ trợ tài chính và thậm chí cần sự nhất quán trong cách tiếp cận (ví dụ cần một cách tiếp cận thống nhất để đánh giá dấu chân carbon). Đa số (92%) muốn các hiệp hội thương mại thực hiện chức năng lãnh đạo và hỗ trợ nhiều hơn.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ 24% đã thông qua 1 trong số 17 mục tiêu bền vững của Liên Hợp Quốc và 23% không biết về những mục tiêu này. Hơn một phần ba (36%) đã ký một dạng cam kết xanh với Trung tâm khí hậu SME của chính phủ, sáng kiến Terra Carta của hoàng tử xứ Wales, Bản đồ hành động khí hậu của Hiệp hội bán lẻ Anh quốc và Cam kết NBF cho hành tinh. Hai phần ba (64%) cho đến nay vẫn chưa ký bất kỳ cam kết nào.

Một số kết luận chi tiết hơn đã được tiết lộ: Có 44% DN tham gia khảo sát được công nhận ISO 14001, trong khi 46% không được công nhận và 10% “không biết gì về tiêu chuẩn này”. Thậm chí rất ít người biết đến kế hoạch phát triển bền vững của riêng ngành – Chương trình bền vững ngành nội thất (FISP) – được khởi động hơn 10 năm trước. Đáng chú ý 23% chưa bao giờ nghe nói về FISP, 39% đã tham gia hoặc đang cân nhắc tham gia FISP, trong khi 38% thì đứng ngoài chương trình này.

Trách nhiệm tái chế chất thải

Giảm thiểu chất thải và giảm phát thải carbon đứng đầu trong số những hành động mà hầu hết những người được hỏi cảm thấy cần phải thực hiện, với 95% đồng ý rằng cần cải thiện việc đo lường, quản lý và giảm thiểu cả hai – mặc dù 58% cho rằng có những vấn đề khác, quan trọng hơn cần giải quyết.

Kết quả khảo sát cho thấy các công ty đã khá tích cực trong lĩnh vực chất thải, với 80% đo lượng chất thải trong nhà và 97% tái chế chất thải. Hơn một nửa (58%) đã đặt ra mục tiêu giảm thiểu, nhưng chỉ 73% trong số này biết điểm đến cuối cùng của số chất thải tái chế của họ. Gần ba phần tư (73%) thu gom bao bì của mình để tái chế, trong khi 82% mua bao bì có hàm lượng tái chế – chắc chắn là do đòi hỏi của các loại thuế đóng gói mới, BFC cho biết.

Đối với việc giảm phát thải carbon, đáng lo ngại là chỉ có 44% đo lượng phát thải C02, 60% chưa đặt ra mục tiêu giảm thiểu nào và 38% không biết phạm vi phát thải 1, 2 và 3 là gì.

Skilled carpenters making furniture in factory. Manual workers are working in carpentry workshop. They are concentrated towards their work.

Khi nói đến thiết kế sản phẩm và vật liệu, chỉ 29% cho biết có sản phẩm dán nhãn sinh thái, trong khi 85% không áp dụng bất kỳ nguyên tắc thiết kế sinh thái nào, có chăng chỉ là những nguyên tắc nội bộ, không được bên thứ ba công nhận. Tuy nhiên, có 64% mua các thành phần hoặc vật liệu tái chế.

Các kế hoạch thu hồi sản phẩm có tỉ lệ khoảng 50:50. Cụ thể có 52% tái sử dụng, 33% phân rã các sản phẩm thu hồi để gửi đi tái chế, 11% gửi chúng cho các tổ chức từ thiện, 6% bán sản phẩm second hand và 6% chỉnh sửa chúng.

Chủ tịch BFC, Jonathan Hindle nhận xét: “Kết quả cho thấy những DN tham gia khảo sát có tham gia vào một trong những chương trình bền vững, song vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Thực tế, vấn đề phát triển bền vững tại nhiều công ty vẫn chưa phải là ưu tiên hàng đầu”.

Điểm sáng là các hiệp hội thương mại thành viên của BFC hoạt động khá tích cực vì sự phát triển bền vững. Các thành viên ngày càng quan tâm và tham gia nhiều hơn vào các chương trình.

The British Contract Furnishing Association (Hiệp hội cung cấp hợp đồng Anh – BCFA) đã tổ chức diễn đàn bền vững hai lần mỗi năm cho các thành viên kể từ năm 2019, trong 3 năm qua đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng thành viên thực hiện các bước tích cực trên hành trình phát triển bền vững của họ. Năm 2021, BCFA đưa ra “Chiến lược bền vững của các thành viên BCFA”, trong đó hướng dẫn thành viên thực hiện các giai đoạn ban đầu của việc thiết lập các kế hoạch phát triển bền vững và Net Zero của riêng họ. 

Năm ngoái, BFM đã tổ chức 2 hội nghị bàn tròn xem xét các vấn đề bền vững chủ chốt trong ngành. Các kết luận chính cho thấy 75% DN ngành nội thất coi việc quản lý các thách thức về môi trường là ưu tiên hàng đầu. Đáp lại, BFM đang xem bền vững là giai đoạn trung tâm của chiến lược mới, với các hành động và hoạt động được xác định rõ ràng để giúp thành viên đạt được các mục tiêu bền vững của họ.

(Theo Furniture News)

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác