Vượt Trung Quốc, Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất sang Mỹ

Theo nghiên cứu của Furniture Today, Việt Nam đã thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu thành phẩm nội thất lớn nhất sang thị trường Mỹ.

Theo nghiên cứu của Furniture Today, Việt Nam đã thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu thành phẩm nội thất lớn nhất sang thị trường Mỹ.

Năm 2020, Việt Nam đã xuất 7,4 tỷ USD đồ nội thất sang Mỹ, tăng 31% so với năm 2019. Trong khi đó, Trung Quốc đã xuất 7,33 tỷ USD sang Mỹ trong cùng kỳ, giảm 25% so với năm 2019.

Furniture Today nhận định mặc dù khoảng cách là tương đối nhỏ, nhưng vị trí của Việt Nam trên thị trường thế giới cho thấy ngành nội thất đã phát triển như thế nào trong những năm qua.

nhung mau thiet ke phong khach 1

Trong hơn hai năm qua, Chính phủ Hoa Kỳ áp đặt mức thuế cao tới 25% đối với hầu hết các loại đồ nội thất. Nửa cuối năm 2018, khi thuế quan của Trung Quốc bắt đầu ở mức 10%, ngành công nghiệp này đã bắt đầu chuyển ra khỏi Trung Quốc, mặc dù lúc đầu còn chậm. Các lô hàng đồ nội thất của Trung Quốc giảm 1% xuống 13,6 tỷ USD.

Trong khi đó, các lô hàng của Việt Nam đã tăng 9% lên 4,2 tỷ USD (từ 3,9 tỷ USD trong năm 2017).

Sự thay đổi nhanh chóng ở cả hai quốc gia đã dẫn đến việc Việt Nam vượt lên Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

Future Today trích lời ông Fred Henjes – giám đốc điều hành hãng nội thất Riverside Furniture Corp: “các mặt hàng nội thất phòng ngủ, phòng ăn, văn phòng tại nhà là những mặt hàng Riverside lấy chủ yếu từ Việt Nam. Dù lượng đơn hàng tồn đọng vẫn ở mức cao, đặc biệt là vì các vấn đề hậu cần. Tuy nhiên, việc vận chuyển các lô hàng đang dần được cải thiện.”

Terry McNew, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Klaussner Home Furnishings cho biết doanh số bán hàng trong phân khúc gỗ từ Việt Nam đã tăng 10% trong năm ngoái. Đồ nội thất bằng gỗ khác là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất từ ​​Việt Nam với 1,9 tỷ USD xuất khẩu, tăng 43% so với năm trước.

Nhưng sự gia tăng lớn nhất về chủng loại sản phẩm chính là ghế ngồi bọc khung gỗ. Giá trị xuất khẩu đã tăng 83% so với năm trước. Các mặt hàng tiếp theo được đặt hàng từ Việt Nam là đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ, với giá trị các lô hàng giảm 5% xuống 1,1 tỷ USD; ghế bọc khung gỗ, tăng 22% lên gần 912 triệu USD và giường gỗ, tăng 11% lên 778,9 triệu USD. 

Nhiều doanh nhân trong ngành cho rằng sản lượng hàng nội thất xuất khẩu tăng lên của Việt Nam xuất phát từ việc Mỹ giảm nhập hàng Trung Quốc. Họ cũng lưu ý rằng với nhu cầu từ những người tiêu dùng đang ở nhà vì Covid-19, sản lượng hàng nội thất xuất đi của Việt Nam có thể còn cao hơn nữa, nếu không vì những hạn chế về logistics đã ảnh hưởng đến toàn bộ ngành.

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

A pile of stacked firewood, prepared for heating the house. Gathering fire wood for winter or bonfire. Man holds fire wood in hand

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành […]

...
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới Sự thay đổi trong chính sách thương mại của các cường quốc cho thấy một xu hướng […]

...
tin-hoi-vien-mo-khoa-uu-dai-toi-uu-chi-phi-cung-the-doanh-nghiep-sacombank

[Tin Hội viên] Mở khóa ưu đãi – Tối ưu chi phí cùng Thẻ Doanh nghiệp Sacombank

Với 150+ đối tác ưu đãi đa dạng nhiều lĩnh vực, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả, kinh tế cho các hoạt động quản trị và vận hành trong thời đại số...
luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý....
tai-co-cau-doanh-nghiep-trong-boi-canh-thue-quan-my-viec-phai-lam-ngay

Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị […]

...
minh-bach-chuoi-cung-ung-go-va-noi-that-bien-ap-luc-thanh-co-hoi

Minh bạch chuỗi cung ứng gỗ và nội thất: Biến áp lực thành cơ hội

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế về tính bền vững và minh bạch. Việc làm sạch và minh bạch hóa chuỗi cung ứng không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là chiến lược để nâng cao năng lực […]

...
ho-tro-truyen-thong-itech-expo-2025-new-tech-empower-ifuture

[Hỗ trợ truyền thông] iTECH EXPO 2025 – NEW TECH EMPOWER iFUTURE

Định hướng trở thành sân chơi công nghệ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, iTECH EXPO được Hội Tin học TP.HCM (HCA), Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD và ALTA MEDIA tổ chức lần đầu tiên vào năm 2024, quy tụ những giải pháp đổi mới sáng tạo, thông […]

...
toa-dam-thuong-mai-go-va-san-pham-go-giua-viet-nam-va-hoa-ky

[Hỗ trợ truyền thông] Tọa đàm Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

– Tọa đàm do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp & Môi trường) tổ chức Thông tin chi tiết của chương trình: Thời gian: từ 8h00-12h00, ngày 24/6/2025 (thứ Ba). Địa điểm họp trực tiếp: Phòng họp 201, nhà B6, số […]

...