Bí mật gỗ mềm Phần Lan

Gỗ thông đỏ (thông) và thông trắng (bạch tùng) Phần Lan được sử dụng linh hoạt theo nhu cầu đa dạng của các nhà sản xuất hàng nội thất xuất khẩu trên thế giới.

Ở Trung Âu

Người tiêu dùng Trung Âu yêu thích hàng nội thất được thiết kế theo lối mộc mạc (rustic) với đặc trưng những mắt gỗ nhỏ sống động và vòng vân gỗ hẹp.

Các nhà sản xuất đồ nội thất ở Trung Âu cũng như ngành công nghiệp gỗ đã nhanh chóng nhận ra loại gỗ bạch tùng và gỗ thông Phần Lan phát triển chậm, thân gỗ đặc, thẳng và mắt nhỏ nên vượt trội so với những loại gỗ mềm có tại bản xứ. Gỗ bạch tùng Phần Lan đã được sử dụng rộng rãi ở những vùng cao nguyên Trung Âu, nơi có phong cách thiết kế nội thất mộc mạc, do gỗ có chất lượng cao, bền vững với những mắt gỗ nhỏ sống động và vòng vân gỗ hẹp.

Gỗ thông nhiều mắt của Phần Lan được dùng thay thế cho gỗ thông Thụy Sỹ quý hiếm thường chỉ mọc ở vùng núi cao và thuộc diện bảo tồn một phần hoặc toàn phần. Hàng triệu mét khối gỗ thông Phần Lan được dùng cho sản xuất hàng nội thất theo kiểu dáng của Ikea ngày càng phổ biến khắp nơi trên thế giới.

Ở Bắc Phi

Ở khu vực này, loại gỗ xuất khẩu giá rẻ thường dùng để làm khung ghế sofa và ghế bành.

Các nước Bắc Phi là thị trường nhập khẩu gỗ thông đỏ Phần Lan lớn nhất. Chính cấu trúc bền vững và hàm lượng nhựa thấp là lý do làm cho ngay cả loại gỗ giá rẻ xuất khẩu từ Phần Lan cũng được các nhà sản xuất đồ nội thất trong khu vực sử dụng nhiều. Gỗ nhiều mắt được dùng với khối lượng lớn, chủ yếu là làm khung sườn cho ghế sofa, ghế bành hoặc sau khi loại bỏ hết các mắt và khuyết tật được chế biến thành gỗ ghép mộng (finger-joint) dùng cho phần mặt ngoài của đồ nội thất. Các loại gỗ chất lượng cao hơn, nhìn như không có hoặc rất ít mắt gỗ sau khi đánh véc-ni (hay đánh sáp theo nhu cầu của thị trường) được dùng cho phần mặt ngoài của sản phẩm.

Ở Trung Quốc

Gỗ bạch tùng Phần Lan được dùng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất từ cuối thập niên 1990.

Ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu phát triển từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Gỗ tùng Phần Lan nhanh chóng chiếm được thị trường ngách khi các công ty nội thất ở khu vực phía NamTrung Quốc bắt đầu nhập số lượng lớn gỗ từ Phần Lan để sản xuất đồ nội thất cho trẻ em. Khoảng 10 năm trước, gần 90% các sản phẩm này đã xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật và châu Âu. Ngày nay, hơn 85% được tiêu thụ tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Năm ngoái, Phần Lan đã xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 1.000.000m3 gỗ xẻ bạch tùng và thông, trong số đó khoảng 600.000m3 đã được dùng để sản xuất hàng nội thất. Xu hướng trong những năm gần đây là các nhà sản xuất không còn loại bỏ các mắt gỗ để tạo ra những bề mặt gỗ ghép trơn nhẵn nữa, bởi vì người tiêu dùng đã bắt đầu yêu thích những bề mặt tự nhiên với những mắt gỗ nhỏ sống động vốn là đặc trưng của loại gỗ phát triển chậm ở Bắc Âu và đặc biệt có rất nhiều ở những khu rừng của Phần Lan.

Ở Việt Nam

Việt Nam đã sử dụng gỗ Phần Lan trong ngành sản xuất nội thất từ rất lâu. Trong gần 20 năm qua, Phần Lan đã xuất khẩu gỗ xẻ bạch tùng và thông sang Việt Nam để phục vụ nhu cầu nhà sản xuất đồ gỗ nội thất. Trong bốn tháng đầu năm 2017, số lượng nhập khẩu đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Một nhóm gồm 8 nhà cung cấp gỗ từ Phần Lan đã tham gia hội chợ nội thất VIFA tổ chức tại TP.HCM vào tháng 3.2017, đại diện cho chương trình “Gỗ từ Phần Lan” của Finpro. Khoảng 300 – 400 khách hàng tiềm năng đã đến tham quan gian hàng “Gỗ từ Phần Lan” tại hội chợ và đặt biệt quan tâm đến loại gỗ xẻ thông đỏ của Phần Lan dùng cho sản xuất hàng nội thất. Các nhà cung cấp gỗ Phần Lan đang hướng tới mục tiêu nâng cao sản lượng xuất khẩu sang Việt Nam và dự đoán sẽ có nhiều cơ hội tuyệt vời cho gỗ thông Phần Lan.

Thông tin thêm về gỗ Phần Lan truy cập: www.woodfromfinland.fi.

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác