Gấp rút chuẩn bị cho thị trường tín chỉ carbon

Năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA) nhằm chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2  giảm phát thải ở 6 tỉnh Bắc Trung bộ giai đoạn 2018-2025 và nhận về số tiền 51,5 triệu USD.

 

Sau 3 năm, con đường hình thành thị trường carbon tại Việt Nam đã có những tín hiệu khởi sắc. Đến nay, WB đã thanh toán 41,2 triệu USD (tương đương 80% kết quả giảm phát thải đã ký kết).

Tích cực khởi động thị trường

Ngày 28/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (gọi tắt là ERPA). Nghị định này đưa Việt Nam bước đầu tiếp cận xu hướng chung của thế giới trong việc trao đổi, chuyển nhượng lượng khí thải hay thương mại tín chỉ giảm phát thải. Đồng thời, giúp có thêm nguồn tài chính phục vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế cho đồng bào nghèo sống dựa vào rừng.

4 Gap rut chuan bi cho thi truong tin chi carbon 2

Đến nay, thị trường carbon đã có những bước tiến quan trọng. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện đề án thành lập thị trường carbon trong nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang chủ trì xây dựng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tín chỉ carbon và thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định; phối hợp nghiên cứu, xây dựng quy định về quản lý, kinh doanh tín chỉ carbon để trình Chính phủ trong quý IV năm 2023.

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, trong đó đề xuất bổ sung nội dung về thí điểm chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh. “Chúng tôi hy vọng sau khi nghị định được ban hành, cùng với kết quả thí điểm ban đầu về thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ sẽ tạo ra hành lang pháp lý, cơ sở quan trọng để triển khai thành công dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng trên cả nước và sẽ tạo tiền đề cơ bản giúp nhanh chóng kết nối, thích ứng khi sàn giao dịch tín chỉ carbon được vận hành chính thức vào năm 2028”, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho hay.

Như vậy, Việt Nam đang rất tích cực trong việc hình thành thị trường carbon, có lộ trình rõ ràng, đang bắt kịp với xu thế của thế giới và đối với carbon rừng cũng không nằm ngoài lộ trình đó.

Lãnh đạo Cục Lâm nghiệp cũng cho biết với độ che phủ rừng của Việt Nam hiện nay là trên 42% thì tổng lượng hấp thụ CO2 hằng năm lên đến gần 70 triệu tấn, trong khi lượng phát thải hằng năm của ngành lâm nghiệp chỉ khoảng 30 triệu tấn, thị trường carbon là cơ hội lớn của Việt Nam.

Thí điểm đến hết năm 2027

Hiện nay, một số tổ chức quốc tế, doanh nghiệp (DN) nước ngoài đã tiếp cận, đề xuất Việt Nam đàm phán thỏa thuận mua bán, trao đổi, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải, tín chỉ carbon của rừng. Để tiếp tục huy động nguồn thu từ bán tín chỉ carbon rừng, Cục Lâm nghiệp đã xây dựng đề xuất tham gia sáng kiến Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF). Đây là chương trình giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ đã được thể chế hóa đầu tiên tại Ý định thư ký kết giữa đại diện Bộ NN&PTNT và Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent) trong khuôn khổ COP26. Theo đó, dự kiến Việt Nam chuyển nhượng 5,15 triệu tín chỉ giảm phát thải từ rừng khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ giai đoạn 2022-2026 với đơn giá dự kiến là 10 USD. Bộ NN&PTNT đang tích cực chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để đàm phán, ký kết thỏa thuận.

4 Gap rut chuan bi cho thi truong tin chi carbon 3

Thị trường carbon Việt Nam theo dự kiến sẽ được thiết lập và vận hành vào năm 2028. Trước ý kiến cho rằng mốc thời gian này có trễ so với thị trường thế giới, Cục Lâm nghiệp lý giải “đến năm 2028 là phù hợp vì chúng ta cần thời gian để xây dựng hành lang pháp lý, kỹ thuật cũng như năng lực để vận hành và tham gia thị trường carbon trong nước”.

Thị trường carbon rừng sẽ được thực hiện theo lộ trình: Các địa phương có tiềm năng trao đổi, thương mại tín chỉ carbon rừng thí điểm đến hết năm 2027. Khi sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam được chính thức thành lập và vận hành, Cục Lâm nghiệp sẽ tham mưu, báo cáo Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện thí điểm; trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định đối với dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon của rừng theo hướng kết nối, đồng nhất với những quy định về thị trường tín chỉ carbon chính thức.

Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường

Có một thực tế là hiện nay nhu cầu mua bán tín chỉ carbon rất lớn nhưng Việt Nam chưa có quy định về thị trường liên thông quốc tế nên khó xác định lượng tín chỉ carbon và giá cả chuyển nhượng, trong khi nguồn kinh phí để đo đếm, xác nhận số lượng tín chỉ carbon là rất lớn.

Vì vậy Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành là hành lang pháp lý quan trọng để triển khai phát triển thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam, là cơ sở cho ngành lâm nghiệp, địa phương, chủ rừng, các DN đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon rừng và các đối tác tiềm năng thực hiện triển khai trao đổi, thương mại carbon rừng giai đoạn từ nay đến năm 2027 được thuận lợi hơn.

Trong vai trò cơ quan quản lý, để hỗ trợ DN chuyển đổi và tận dụng được lợi thế, Cục Lâm Nghiệp sẽ tiếp tục triển khai, hoàn thiện cơ chế, chính sách; xây dựng, hướng dẫn, thiết lập môi trường pháp lý thuận lợi, cung cấp thông tin để DN thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn hướng tới Net Zero.

Ông Trần Quang Bảo cho rằng hơn lúc nào hết, các DN cần dành nguồn lực thích đáng, ưu tiên đầu tư, đổi mới, ứng dụng công nghệ, tăng cường hội nhập, hướng tới sản xuất xanh, có trách nhiệm bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển xanh, bền vững trong tương lai.

Ngọc Quỳnh

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

-Viet-lai-chuoi-cung-ung-

Viết lại chuỗi cung ứng

Các mức thuế đối ứng mà Mỹ đặt ra không đưa Việt Nam vào thế khó mà buộc ngành xuất khẩu phải nhìn lại thực tế và có những hiệu chỉnh toàn diện trên chuỗi cung ứng. Trong đó, tính minh bạch và bền vững được đề cao. Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức […]

...
hawaexpo-2025-ket-noi-ven-tron

HawaExpo 2025: Kết nối vẹn tròn

Diễn ra từ ngày 5 – 7/3/2025 tại White Palace, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, HawaExpo 2025 đã chinh phục được mục tiêu mà ban tổ chức xác định ngay từ đầu: Tạo nên những kết nối hữu ích và xây dựng thương hiệu để cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành chế biến […]

...
giai-thuong-noi-that-chau-a-thai-binh-duong-asia-pacific-furniture-awards-2025

[Hỗ trợ truyền thông] Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương – Asia-Pacific Furniture Awards 2025

Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương do Hội đồng các Hiệp hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (CAFA) tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu, nhà thiết kế và nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nổi bật về công nghệ, thiết kế sáng tạo và phát triển bền […]

...
vibe-2025-chien-luoc-mo-rong-he-sinh-thai-nganh

VIBE 2025: Chiến lược mở rộng hệ sinh thái ngành

Sau những thành công ấn tượng trong mùa ra mắt đầu tiên, Triển lãm Nội thất & Xây dựng Việt Nam – VIBE do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu xây dựng (SACA) tổ chức sẽ chính thức quay […]

...
hoan-thien-he-sinh-thai-cong-nghiep-noi-that-tu-cuong-de-vuon-xa

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để […]

...
ho-tro-truyen-thonghoi-cho-may-va-nguyen-lieu-go-quoc-te-binh-duong-bifa-wood-viet-nam-2025

[Hỗ trợ truyền thông]HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025

HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025 “Smart Furniture Solutions” – Sự kiện trọng điểm của ngành gỗ tại khu vực 📅 Thời gian: 06 – 09/08/2025 📍 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC EXPO Bình Dương, Đường Hùng Vương, P. Hòa […]

...
don-doc-tap-chi-go-va-noi-that-so-104

Đón đọc tạp chí Gỗ và Nội Thất số 104

Là quốc gia từng được hưởng lợi thế trong căng thẳng Mỹ – Trung trong quá khứ, mức thuế áp đến 46% cho hàng hóa Việt Nam đầy bất ngờ. Sau hàng loạt diễn biến, bản chất của thuế đối ứng – mối đe doạ của các quốc gia xuất khẩu, đã được các chuyên […]

...
vietnamwood-2025

Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về ngành công nghiệp máy chế biến gỗ (VietnamWood 2025) trở lại với sức mạnh toàn diện!

VietnamWood 2025 trở lại hoành tráng quy tụ các nhà lãnh đạo, nhà đổi mới và chuyên gia toàn cầu từ khắp các ngành sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất. Là nền tảng có ảnh hưởng nhất của Việt Nam về máy móc chế biến gỗ, phiên bản 2025 hứa hẹn quy mô […]

...