Gỗ nhân tạo gặp khó

Phán quyết cuối cùng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp gỗ dán cứng nhập khẩu từ Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) hay việc rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng gỗ ván ép có xuất xứ Việt Nam của Hàn Quốc đều có khả năng gây trở ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam.

 

Ngày 17/7/2023, sau 7 lần trì hoãn, DOC đã ban hành phán quyết cuối cùng vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng gỗ dán cứng nhập khẩu từ Việt Nam.

Gỗ dán bị gọi tên!

Theo đó, DOC giữ nguyên kết luận trong phán quyết sơ bộ cho 5 kịch bản sản xuất thuộc phạm vi sản phẩm điều tra. Bên cạnh đó, DOC cũng đã xem xét lại 3 kịch bản sản xuất lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp. Cụ thể, ván mặt trước và sau có các thành phần lõi đã lắp ráp (ví dụ: các tấm ván lõi) sản xuất tại Trung Quốc và lắp ráp tại Việt Nam; các tấm ván lõi đã lắp ráp hoàn chỉnh được sản xuất tại Trung Quốc sau đó kết hợp với lớp ván mặt trước và/ hoặc mặt sau được sản xuất ở Việt Nam hoặc một nước thứ ba và tấm lõi dán nhiều lớp được sản xuất tại Trung Quốc được kết hợp ở Việt Nam để sản xuất các tấm ván lõi và được kết hợp với tấm mặt trước và/ hoặc mặt sau sản xuất tại Trung Quốc, Việt Nam, hoặc một quốc gia thứ ba.

Các sản phẩm được xác định lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp bao gồm: tấm mặt trước, sau và các tấm lõi riêng biệt được sản xuất ở Trung Quốc và lắp ráp thành gỗ dán cứng tại Việt Nam; những tấm lõi riêng lẽ được sản xuất tại Trung Quốc và chế biến thành một tấm lõi ở Việt Nam rồi được kết hợp với một tấm mặt trước và/ hoặc sau được sản xuất ở Việt Nam và quốc gia thứ ba khác.

Từ xác định này, có 2 doanh nghiệp (DN) được DOC đưa ra khỏi danh sách 22 DN thất bại trong trả lời bảng hỏi (Failed to Provide Useable Questionnaire Responses). Bao gồm Công ty CP An An Plywood và Công ty CP Greatwood Hưng Yên.

16 Go nhan tao gap kho 2

Trong phán quyết của DOC, khá nhiều DN trong khối cung ứng gỗ nhân tạo Việt Nam bị bất lợi. Bốn DN được xác định là hợp tác trong phán quyết sơ bộ nhưng lại bị liệt vào danh sách các công ty đã từ chối và không xác minh trong phán quyết cuối cùng là Cam Lam Joint Stock Company; TL Trung Viet Company Limited; WAT Company Limited; Zhongjia Wood Company Limited. Cùng với 4 DN này, danh sách được xem là không hợp tác trong phán quyết cuối cùng của DOC lên đến 24 DN. Tính chung DOC sẽ áp mức thuế cho 37 DN. Mức đặt cọc nêu trong phán quyết sơ bộ là 183,36 % cho thuế chống bán phá giá và 22,98% cho thuế chống trợ cấp. Các DN này đồng thời không được hưởng cơ chế tự xác nhận.

Nguy cơ cho ván ép

Phán quyết cứng rắn này của DOC sẽ phần nào khiến năng lực cạnh tranh của các DN bị áp thuế giảm sút. Theo ông Ngô Sĩ Hoài – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Viforest, khi phán xét bất lợi cho DN Việt được thông qua, các DN đó sẽ mất thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân là do mức thuế tương đương mức đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngay trước phán quyết của DOC, ngành gỗ Việt Nam cũng đối diện với nguy cơ mới trong nỗ lực chống bán phá giá ở thị trường xuất khẩu chủ lực Hàn Quốc. Chính phủ nước này đã quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng gỗ ván ép có xuất xứ từ Việt Nam.

Ngày 6/7 vừa qua, Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam nhận được thông tin về việc Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc tiến hành rà soát cuối kỳ để đánh giá sự cần thiết của việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng gỗ ván ép có xuất xứ từ Việt Nam theo yêu cầu của Hiệp hội Ván gỗ Hàn Quốc. Cụ thể các sản phẩm mã HS: 4412.31; 4412.33; 4412.34; 4412.39; 4412.91; 4412.92 và 4412.99 sẽ thuộc phạm vi tiến hành rà soát.

Để đảm bảo lợi ích chính đáng của DN, Cục khuyến nghị các DN sản xuất, xuất khẩu liên quan nên đăng ký và hợp tác toàn diện với cơ quan điều tra Ủy ban Thương mại Hàn Quốc – KTC. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến vụ việc và phối hợp chặt chẽ với Cục Cục Phòng vệ Thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.

Minh Cảnh

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất....
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới...
tin-hoi-vien-mo-khoa-uu-dai-toi-uu-chi-phi-cung-the-doanh-nghiep-sacombank

[Tin Hội viên] Mở khóa ưu đãi – Tối ưu chi phí cùng Thẻ Doanh nghiệp Sacombank

Với 150+ đối tác ưu đãi đa dạng nhiều lĩnh vực, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả, kinh tế cho các hoạt động quản trị và vận hành trong thời đại số...
luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý....
tai-co-cau-doanh-nghiep-trong-boi-canh-thue-quan-my-viec-phai-lam-ngay

Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị trường mới và nâng cao năng lực cạnh tranh....
minh-bach-chuoi-cung-ung-go-va-noi-that-bien-ap-luc-thanh-co-hoi

Minh bạch chuỗi cung ứng gỗ và nội thất: Biến áp lực thành cơ hội

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế về tính bền vững và minh bạch. Việc làm sạch và minh bạch hóa chuỗi cung ứng không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là chiến lược để nâng cao năng lực […]

...
ho-tro-truyen-thong-itech-expo-2025-new-tech-empower-ifuture

[Hỗ trợ truyền thông] iTECH EXPO 2025 – NEW TECH EMPOWER iFUTURE

Định hướng trở thành sân chơi công nghệ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, iTECH EXPO được Hội Tin học TP.HCM (HCA), Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD và ALTA MEDIA tổ chức lần đầu tiên vào năm 2024, quy tụ những giải pháp đổi mới sáng tạo, thông […]

...