,

Gỗ xẻ trong tiến trình xanh hóa

Bức tranh công nghiệp gỗ xẻ phản ánh thị trường nội thất toàn cầu. Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường gỗ xẻ hiện trị giá 751,77 triệu USD, dự kiến sẽ tăng lên 780 triệu USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 0,74%.

 

Châu Á tiêu thụ mạnh

Cũng theo Mordor Intelligence, nhu cầu thị trường gỗ xẻ ngày càng tăng. Thu nhập tăng dẫn đến việc tiêu thụ gỗ xẻ tăng vì nó đồng nghĩa với việc chi nhiều tiền hơn cho nhà cửa và hoạt động xây dựng. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa và tăng trưởng dân số cao ở các nước trên thế giới cũng dẫn đến nhu cầu về gỗ xẻ tăng lên.

Mặc dù khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới là Bắc Mỹ, dự kiến sẽ tăng trưởng với CAGR cao cho đến năm 2028, nhưng châu Á – Thái Bình Dương (APAC) mới là khu vực thống trị thị trường gỗ xẻ nhờ có thị phần cao, do thu nhập tăng, quá trình đô thị hóa và tăng trưởng dân số. Tỷ lệ tiêu thụ gỗ xẻ ở đây khá cao, Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu gỗ xẻ lớn nhất thế giới. Các nhà sản xuất gỗ xẻ chính ở khu vực APAC bao gồm Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam.

Tuy vậy, theo báo cáo của Fact.MR, châu Âu là khu vực sản xuất gỗ xẻ hàng đầu thế giới. Khu vực này cũng đang theo đuổi các quy tắc xây dựng xanh nên sử dụng gỗ như một lựa chọn bền vững cho các tòa nhà, thông qua đó mà giảm lượng khí thải carbon dioxide. Vì gỗ là nguyên liệu ít thải ra carbon dioxide nên đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả. Như vậy, ngành công nghiệp gỗ xẻ đã tạo ra xu hướng xây dựng các công trình ít phát thải dioxide.

Theo cơ sở dữ liệu thương mại và sản xuất lâm nghiệp của FAO, 20 quốc gia xuất khẩu gỗ xẻ lớn nhất hiện nay đều có những chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững.

Một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gỗ mềm lớn nhất thế giới là Canada. Doanh số xuất khẩu gỗ của Canada lên đến 29,7 tỷ USD. Thị trường chính của những mặt hàng xuất khẩu này là Hoa Kỳ và Tây Âu. Trung Quốc và Nhật Bản cũng là những nhà nhập khẩu gỗ xẻ lớn của Canada. Năm 2021, Canada đã xuất khẩu lượng gỗ xẻ trị giá 29,7 tỷ USD.

Đức là nước xuất khẩu gỗ xẻ thứ hai trên thế giới. Doanh thu xuất khẩu: 24,2 tỷ USD. Trung Quốc, Áo, Mỹ và Ba Lan nằm trong số những thị trường nhập khẩu gỗ chính của Đức. Năm 2021, cả nước xuất khẩu lượng gỗ trị giá 24,2 tỷ USD.

Đứng thứ ba là Hoa Kỳ. Họ xuất khẩu các sản phẩm như gỗ phong, sồi đỏ, sồi trắng và dương vàng sang các nước Trung Quốc, Canada, Việt Nam và Mexico. Nước này đã xuất khẩu lượng gỗ trị giá 21,7 tỷ USD vào năm 2021.

Những nhà cung ứng tiềm năng

Với doanh số xuất khẩu lên đến 16,8 tỷ USD, Thụy Điển là quốc gia xuất khẩu gỗ xẻ thứ tư trên toàn thế giới. Gần 70% diện tích Thụy Điển được bao phủ bởi rừng, tạo điều kiện cho nước này sở hữu nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tiêu dùng xanh. Thị trường xuất khẩu chính của Thụy Điển bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Trung Đông. Năm 2021, Thụy Điển xuất khẩu lượng gỗ trị giá 16,8 tỷ USD.

Trung Quốc đứng thứ năm trên danh sách xuất khẩu gỗ xẻ toàn cầu, doanh số đạt 14,8 tỷ USD. Trung Quốc xuất khẩu ván ép, gỗ xẻ và gỗ veneer sang nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Anh. Quảng Tây là tỉnh sản xuất gỗ lớn nhất Trung Quốc. Năm 2021, quốc gia này đã xuất khẩu lượng gỗ xẻ trị giá 14,8 tỷ USD, trở thành một trong những nhà xuất khẩu gỗ xẻ quan trọng nhất thế giới. Tiếp đó là Phần Lan, với doanh số 14,3 tỷ USD. Đất nước này xuất khẩu gỗ xẻ sang Đức, Hoa Kỳ, Thụy Điển và Trung Quốc.

Không chú trọng gỗ xẻ, Brazil xuất khẩu ván ép, đồ mộc, đồ nội thất, bột giấy, giấy và gỗ xẻ đi khắp thế giới. Phần lớn diện tích Brazil là rừng. Đây là nước xuất khẩu gỗ xẻ lớn thứ bảy của thế giới, cung cấp lượng gỗ trị giá 11,2 tỷ USD vào năm 2021.

Từ sau khi bị phương Tây trừng phạt thương mại kể từ cuộc xung đột với Ukraine, Nga đã chuyển hướng xuất khẩu gỗ xẻ sang các nước Trung Đông và Bắc Phi. Nước này xuất khẩu lượng gỗ xẻ trị giá 10 tỷ USD mỗi năm. Xếp sau Nga, Áo, Pháp, New Zealand, Chile là các quốc gia cung ứng gỗ xẻ đầy tiềm năng cho thị trường thế giới.

Ở khu vực châu Á, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ… cũng cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu khá lớn. Đặc biệt là Ấn Độ, một trong những nước sản xuất gỗ nhiệt đới lớn nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu hàng đầu của nước này là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nepal. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của họ bị ảnh hưởng bởi lâm nghiệp không bền vững và khai thác gỗ bất hợp pháp. Năm 2021, Ấn Độ xuất khẩu lượng gỗ xẻ trị giá 2,05 tỷ USD.

Bùi Trần (Theo Global Wood)

Danh mục:

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác