Khám phá vùng đất mặn phèn

Tôi chỉ biết nói một câu với người bạn thân: nhìn, nghe và hiểu như được thụ hưởng một đại tiệc về lịch sử tự nhiên Nam Bộ vì được xem nông dân hóa rác thành vàng.

Lâu rồi, thầy Dương Văn Ni, chuyên gia về đất ngập nước và đa dạng sinh học của đồng bằng rủ tôi, phải đi coi tận mắt, chị mới tin chuyện người ta thu hoạch cỏ hoang: hái, phơi, se sợi từng cành, nhánh cỏ “năn tượng” thành những món đồ tiểu thủ công xuất khẩu đi Mỹ và Úc, châu Âu. Tôi từng biết coi, lác, lục bình cũng làm được đồ thủ công mỹ nghệ thiệt đẹp. Nhưng chưa nghe tới tên “cỏ năn tượng” bao giờ.

Đường từ Cần Thơ về Bạc Liêu, Cà Mau xa mị mị.

Chỉ thấy nối nhau những cánh đồng xơ xác đất nứt nẻ, cây cối trơ cành khô khốc. Đến đoạn có các dãy ao xuất hiện, chung quanh cỏ hoang um tùm như lau sậy thì chúng tôi xuống xe. Thầy Ni nói, ao này nuôi tôm, cỏ hoang mọc chung quanh bạt ngàn là năn tượng đó. Lâu nay là cỏ hoang. Chúng tôi hái về nghiên cứu, thấy có thể xài như nguyên liệu thay các nguyên liệu cũ đã cạn kiệt. Nhưng tôi đưa đến các nơi sản xuất đều bị từ chối, cho đến 2015, 2016, vài nơi bắt đầu “ngó ngàng” đến năn tượng. Nhưng rồi nó bị chê vì thân cây bị nhiều đốm đen “sâu bệnh” trên thân. Tôi nghiên cứu kỹ rồi, biết không phải bệnh. Và tối phải đem công trình nghiên cứu thuyết phục những doanh nhân chuyên đi thu mua nguyên liệu vì nể tôi mà chịu lội ruộng xuống tận nơi xem xét, nghe tôi giải thích về cơ chế cô lập muối trong mô tế bào, nhốt muối lại, tích tụ thành những vết sẹo đen vô hại. Chứng minh khoa học của tôi được chấp nhận. Tưởng nhầm là thân cây bị bệnh, bị nấm mà không phải…Tôi chứng mình thêm về tính bền vững của cây nguyên liệu mới này: cỏ hoang tự sinh, không cần phân bón, chăm sóc, không có “đối thủ cạnh tranh” vì không có cây nào chịu được mặn như thế.

092202

Cây năn tượng lâu nay là cỏ hoang, mọc quanh ao tôm. Đây là cỏ hoang tự sinh, không cần phân bón, chăm sóc, không có “đối thủ cạnh tranh” vì không có cây nào chịu được mặn như thế.

 

Thầy Ni tự tìm người có nghiệp vụ xuất khẩu, tìm được doanh nhân biết làm nghề sản xuất thủ công này rồi cùng nhau tìm người chịu đứng ra tổ chức Hợp tác xã. Đến nay, đã có 3 hợp tác xã được tổ chức, qui tụ gần 2.000 hộ nông dân nghề nuôi tôm, cá nước lợ, nhận hàng đan năng tượng vừa trông coi ao tôm tại nhà. Hàng đưa về Bình Dương, nhờ kết nối với CT kinh doanh xuất khẩu. Dây chuyền này năm qua đã có doanh số gần 2 triệu USD.

Các doanh nhân tìm thợ giỏi dạy nông dân đan nhiều mẫu thật khéo léo, tỉ mỉ và duyên dáng. Những chiếc ghế phòng ăn vững chắc, những tấm đệm lót sofa phòng khách hay tấm lót ghế của tài xế ô tô, nhất là các vật trang trí trên bàn bằng năng tượng, xen với thủy cúc, lác, bồn bồn…

co nan tuong 3 1693991526 6209 1693991826 e1715672945111

Đến nay, đã có 3 hợp tác xã được tổ chức, qui tụ gần 2.000 hộ nông dân nghề nuôi tôm, cá nước lợ, nhận hàng đan năng tượng vừa trông coi ao tôm tại nhà. Hàng đưa về Bình Dương, nhờ kết nối với CT kinh doanh xuất khẩu. Dây chuyền này năm qua đã có doanh số gần 2 triệu USD.

 

Câu chuyện phát hiện cỏ làm nguyên liệu đan dát có vẻ không có gì mới lạ cao siêu nhưng tôi phục ông thầy vì đau đáu đi tìm sinh kế cho nông dân mà theo tới cùng việc chứng minh loại cỏ này là nguyên liệu của biến đổi khí hậu, lành mạnh và có ích. Rồi cũng chính nhà khoa học đó kết nối với người số 1 thu mua nguyên liệu chuyên nghiệp, với từng thành tố trên chuỗi giá trị đến người cuối cùng lên container xuất hàng ra thế giới.

TÍNH TOÁN CỦA NHÀ KHOA HỌC TRƯỚC NGUYÊN LIỆU “HOANG DÃ MÀ RẤT QUÍ” NĂN TƯỢNG.

Tôi chăm chú ghi nhận phân tích cặn kẽ của nhà khoa học nông nghiệp Dương Văn Ni ngay trên “hiện trường”. Cỏ năn tượng là cây chịu được mặn, có khả năng lọc sinh học: Tự nó lấy Oxy trong tự nhiên đưa xuống bộ rễ; nắng gắt chừng nào thì nó làm việc hăng chừng nấy. TS Ni kể là ông từng điều hành Trung tâm Nghiên cứu đất phèn Hòa An, đã làm công trình giải mã giá trị năn tượng và phát hiện một phương cách “Trời cho” mà lâu nay mình không biết. Từ năm 2003 tới 2006, ông thí nghiệm trên thực địa tại Cà Mau, Kiên Giang, cho kết quả là có đủ bằng chứng thuyết phục rằng cây năn tượng có khả năng làm sạch nguồn nước.

Trong hệ sinh thái tự nhiên của đầm lầy ven biển, năn tượng (Scirpus littoralis Schrad) là cây tiên phong phát triển trên nền bùn nhão, giúp giữ lại lớp phù sa. Còn trong hệ sinh thái ao nuôi tôm, năn tượng giúp ổn định nhiệt độ nước và làm giảm các chất ô nhiễm do thức ăn tôm dư thừa gây ra.

Thuận thiên là một quá trình rất dài, chúng ta nói nhiều về xung đột, mâu thuẫn. Tạm gác chuyện đó để tìm cho được giải pháp. Chưa dám nói năn tượng sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn cỡ nào, nhưng có vẻ loại cây này đưa vào sản xuất là thuận ông Trời và thuận lòng người. TS Dương Văn Ni, Chủ tịch kiêm Giám đốc MCF, nói tiếp: “Hôm nay mình đi chỗ này là chỗ đất không đủ ngọt nữa, nên mới khuyến khích dân chuyển qua phát triển cây năn tượng vì cây này nó chịu được mặn. Nhưng thực tế là vùng này không đủ ngọt mà cũng không đủ mặn nên phải lựa chọn mô hình gì cho nó phù hợp. Ðó là mô hình trồng năn tượng gắn với nuôi tôm càng xanh. Khi mình làm mô hình nào thì định hình thị trường – các sản phẩm tham gia cái rổ hàng hóa, lao động, việc làm. Sản phẩm làm ra từ năn tượng nghĩ cho cùng là được khách hàng nước ngoài ưa chuộng nên chỉ nghĩ bán trong nội địa thì không ổn, phải tính việc sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu, còn con tôm càng thì tiêu dùng nội địa là được rồi.

Qua câu chuyện làm mới rượu vang bằng công nghệ mới và tìm ra nguyên liệu năn tượng cho một công năng cũ, tôi thấy thiên nhiên thật kỳ diệu. Chỉ cần ta lắng nghe nó, yêu quí nó, hiểu sâu mọi điều nó thiết tha “dâng hiến” cho đời là nó sẽ cung cấp cho chúng ta biết bao trái quí hoa đẹp.

Nghe chừng vùng ven biển có tới 180.000 ha thích hợp với năn tượng, thủy trúc, lát, bồn bồn… khai thác nông sản trên vùng phèn mặn còn dư địa mênh mông lắm…

co nan tuong 1709175166

Vùng ven biển có tới 180.000 ha thích hợp với năn tượng, thủy trúc, lát, bồn bồn…

 

TẠM KẾT CHUYẾN ĐI

Ông thầy đưa tôi đi khám phá những cánh đồng “năn tượng” thực ra việc chính của ông (mà ông say mê) là xây dựng “Bảo tàng lịch sử tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long”. Trên đường đi, ông khám phá kho nguyên liệu giúp nông dân kiếm sống thêm những lúc nông nhàn. Bằng kho tàng kiến thức khoa học, ông chứng minh với nhà kinh doanh tính mạnh lành và hữu ích của cỏ năn tượng, và bằng trái tim ông theo đuổi việc xây dựng các hợp tác xã , dạy nghề cho nông dân nghèo. Tôi nhớ tới anh bạn tôi và dự án “Mở cửa kho báu vô tận” của anh. Và thật vui khi miên man nghĩ về hàng trăm bạn trẻ doanh nông đang cùng nhau khai thác kho báu thiên nhiên với mô hình “Tài nguyên bản địa và công nghệ mới” của chương trình “Khởi nghiệp xanh” làm ra bao sản phẩm mới nuôi sống bao gia đình, bao làng quê, góp sức cho việc làm sống lại, nền kinh tế ở đồng bằng.

Tác giả: Nhà báo Vũ Kim Hạnh

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Tin mới nhất

Tin vui EUDR

Các biện pháp đơn giản hóa và giảm bớt gánh nặng hành chính để tạo điều kiện thực hiện Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) cộng với việc được xếp hạng rủi ro thấp mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam kiện toàn các đòi hỏi từ thị trường châu Âu....

Tìm kiếm cơ hội từ công cuộc cải cách hành chính quốc gia

Hơn 200 khách mời đã có mặt tại Tọa đàm “Cải cách hành chính – Kiến tạo không gian phát triển” diễn ra sáng ngày 9/7 tại trường Đại học Hoa Sen TP. HCM. Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi sự kiện chuyên môn thuộc Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam (VIBE) 2025 do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu Xây dựng TP. HCM (SACA) tổ chức....

Đẩy mạnh tính hợp pháp nguyên liệu đầu chuỗi

Việt Nam đang ngày càng nỗ lực hơn trong việc đảm bảo nguồn gốc minh bạch của nguyên liệu gỗ trong sản xuất nội thất cung ứng cho thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ. Tại diễn đàn Lâm nghiệp PEFC 2025, diễn ra ngày 8/5 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã ghi nhận thực tế đáng tự hào này....

Hội nghị AI TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Khai phá sức mạnh Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn – Chìa khóa hướng đến phát triển bền vững”

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) phối hợp với Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP tổ chức Hội nghị Trí tuệ nhân tạo Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề "Khai phá sức mạnh Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn - Chìa khóa hướng đến phát triển bền vững". Hội nghị sẽ là cơ hội để các chuyên gia, doanh nghiệp và các nhà quản lý thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của AI và Big Data, góp phần vào quá trình chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế của TP.HCM trong kỷ nguyên mới....

HAWA và GIZ hợp tác nâng cao năng lực doanh nghiệp

Trong bối cảnh đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng trở nên quan trọng để duy trì năng lực cạnh tranh, đặc biệt tại các thị trường khó tính như EU và Mỹ, HAWA đã tăng cường hợp tác với GIZ triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN)....

Thương mại điện tử: Chìa khóa hoàn thiện chuỗi cung ứng

Thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp hoàn thiện chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị. Không sợ “bão” thuế đối ứng “Sau 20 năm gia công, xuất khẩu cho thị trường châu Âu, tôi chưa từng nghĩ […]

...

iTECH EXPO 2025 – Sẵn sàng bước đến kỷ nguyên mới!

𝐢𝐓𝐄𝐂𝐇 𝐄𝐗𝐏𝐎 𝟐𝟎𝟐𝟓 là Hội chợ & Triển lãm Công nghệ Quốc tế với chủ đề “𝐍𝐄𝐖 𝐓𝐄𝐂𝐇 𝐄𝐌𝐏𝐎𝐖𝐄𝐑 𝐢𝐅𝐔𝐓𝐔𝐑𝐄”, nơi kiến tạo hệ sinh thái công nghệ mang tính ứng dụng cao, thúc đẩy hợp tác, giao thương và tăng tốc chuyển đổi số trong kỷ nguyên mới. Đăng ký tham quan ngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ nhịp chuyển mình công nghệ nào!...

Khai phá tiềm năng thị trường Ấn Độ

Ngày 21/5, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ và HAWA đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất”. Hội thảo đem lại những góc nhìn mới về thị trường giàu tiềm năng Ấn Độ cũng như những quy định pháp lý cho doanh nghiệp (DN) nội thất muốn thâm nhập thị trường này....