Ông Vũ Anh Tuấn – Tổng Thư ký Hội Tin học TP.HCM (HCA), Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Phần mềm Quang Trung: Chuyển đổi xanh song hành chuyển đổi số

Dù là thích ứng với các tiêu chuẩn mới trước mắt của thị trường nhập khẩu như CBAM, EUDR hay xa hơn nữa là chinh phục mục tiêu phác thải bằng 0 vào năm 2050 thì tất cả các ngành sản xuất lẫn dịch vụ của Việt Nam đều phải nỗ lực chuyển đổi xanh. Theo ông Vũ Anh Tuấn, quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy nhanh tiến độ và về đích dưới trợ lực chính của quá trình chuyển đổi số.

 

* Ba năm trở lại đây, dưới tác động của đại dịch Covid, mục tiêu chuyển đổi số của các ngành sản xuất trở nên bức thiết. Tuy nhiên, với tình hình không mấy khả quan của kinh tế toàn cầu, dường như quá trình chuyển đổi số ở các nhà mày đã phần nào “giảm tốc”?

– Chuyển đổi số là mục tiêu được các doanh nghiệp (DN) xác định lâu dài, không phải mục tiêu trước mắt. Thực tế, theo quan sát của tôi, suy giảm của kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng nhưng sẽ không nhiều, do các DN hiện nay đang đứng trước nhu cầu mới là chuyển đổi xanh. Với DN Việt Nam, mục tiêu này là tối cần thiết bởi Chính phủ đã cam kết Net Zero vào năm 2050.

28 Chuyen doi xanh 3

Quá trình chuyển đổi từ tự động hóa tiến đến mục tiêu phác thải bằng 0 chắc chắn cần phải có sự tham gia của công nghệ. Bởi, việc giám sát, đo đếm phác thải, giải pháp tiết kiệm năng lượng… đều được xây dựng trên nền tảng công nghệ. Trong tiến trình xanh hóa của các ngành nghề, vai trò của chuyển đổi số rất lớn. Chuyển đổi số sẽ là phương tiện, là công cụ để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Đồng thời, chuyển đổi số còn tạo điều kiện cho DN có thể tham gia vào thị trường tín chỉ carbon. Vì điều này mà thời gian tới, chuyển đổi số sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.

* Cụ thể, công nghệ sẽ được sử dụng thế nào trong quá trình chuyển đổi xanh, thưa ông?

– Ví dụ dễ thấy nhất là việc ứng dụng IOT vào đo đếm tự động phát thải carbon trong từng hoạt động của DN. Trong suốt quá trình sản xuất, từ công nghiệp đến nông nghiệp hay dịch vụ, hoạt động các tòa nhà… đều phát sinh carbon. Trước nay chúng ta hoàn toàn không kiểm soát các chỉ số này. Khi ứng dụng IOT, công nghệ cảm ứng, cảm biến vào các thiết bị, các chuyền sản xuất… thì DN có thể đo đếm một cách chính xác lượng phác thải của mình.

Không dừng lại ở đó, trên nền dữ liệu thu nhập được, trí tuệ nhân tạo (AI) còn có thể giúp DN phân tích, đưa ra các tư vấn, giải pháp cụ thể cho lộ trình cắt giảm tốt nhất. Tiết giảm được carbon, DN có thêm điều kiện kinh tế bằng việc tham gia vào thị trường tín chỉ xanh, ngược lại, DN sẽ phải chịu thêm chi phí mua phác thải.

Vận hành hệ thống đo lường theo thời gian thực (real-time) cần hội tụ đủ phần mềm lẫn phần cứng. Công nghệ thông tin sẽ là nền tảng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và chinh phục mục tiêu phát triển bền vững của DN, của quốc gia.

* Áp lực về mặt thời gian của quá trình chuyển đổi xanh khá lớn. Các thiết bị lẫn công nghệ phục vụ cho quá trình này đã được phát triển ở Việt Nam?

– Dù mức độ ứng dụng chưa thực sự nhiều, chủ yếu vẫn ở mức cơ bản, ví dụ như hệ thống quan trắc của các thành phố với các thiết bị lẫn công nghệ đều đã hội tụ và có thể triển khai ở Việt Nam trong thời gian ngắn.

Thực tế, việc gắn các thiết bị giám sát phác thải trên các dây chuyền sản xuất, các toà nhà… trên thế giới cũng chưa phổ biến, chỉ có ở các DN thuộc top 500. Các chính phủ, tổ chức… đều đang rất nỗ lực để kịp thời chuyển đổi, ứng dụng công nghệ để sớm chinh phục mục tiêu phát triển xanh.

* Với mục tiêu trở thành công xưởng của thế giới, cung ứng sản phẩm cho các thị trường khó tính nhất, DN Việt Nam cần chuẩn bị gì cho quá trình này?

– DN Việt Nam cần nhất là tính quyết liệt. Lộ trình chuyển đổi số để chuyển đổi xanh phải được triển khai nhanh mới có thể sở hữu lợi thế cạnh tranh. Ngược lại, DN có thể mất thị trường bởi những đòi hỏi tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường không chỉ nằm ở các tổ chức, cơ quan nhập khẩu mà đã thực sự nằm ở người dùng cuối. Khách hàng sẽ không lựa chọn các sản phẩm thiếu tính bền vững.

* Theo ông, quá trình này sẽ mang đến cơ hội nào cho kinh tế nước nhà?

– Nhu cầu chuyển đổi số để chuyển đổi xanh sẽ tạo nên cơ hội rất lớn cho các DN triển khai ứng dụng công nghệ, tạo nhu cầu lớn về mặt nhân lực cho ngành công nghệ thông tin. Đây là điều cần được chuẩn bị trước.

Với các ngành khác, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi xanh đồng nghĩa với việc con đường đưa sản phẩm đến thị trường thế giới sẽ rộng hơn. Sau rất nhiều các hoạt động phục vụ cho nhu cầu quá độ của con người, tôi nghĩ, chuyển đổi xanh có lẽ là mục tiêu lớn nhất, có thể bao hàm tất cả các mục tiêu khác, như việc khôi phục lại tài nguyên trái đất, tạo cơ hội phát triển bền vững của quốc gia, của DN…

* Xin cảm ơn ông!

Minh Kiên thực hiện

Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Your email address will not be published. Required fields are marked *


Tin mới nhất

Công nghệ dẫn dắt thị trường

Thị trường nội thất toàn cầu đạt 664,9 tỷ USD vào năm 2024. Theo báo cáo của IMARC Group, thị trường dự kiến sẽ đạt 707,5 tỷ USD vào năm 2033. Sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng bán lẻ trực tuyến đã, đang và sẽ tạo đà tăng trưởng cho ngành trong […]

...

Những động thái cụ thể

Doanh nghiệp chế biến gỗ các quốc gia đã có những động thái cụ thể để tạo dựng nền tảng tốt nhất khi cơn bão mang tên “thuế đối ứng từ Mỹ”  đổ bộ lên thị trường nội thất toàn cầu. Ngành công nghiệp nội thất Philippines đang đối mặt với một bước thụt lùi […]

...

Bóng ma thuế đối ứng

Sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí sản xuất thấp ở nước ngoài khiến công nghiệp nội thất của Mỹ chịu ảnh  hưởng trực tiếp bởi thuế đối ứng dự kiến của Tổng thống Donald Trump. Tác động này có thể cảm nhận được từ cơ sở sản xuất và kinh […]

...

Hội thảo: Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp

Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, hội thảo “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp” được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cơ chế giao, nhận khoán tại các công ty nông nghiệp hiện nay. Với sự chủ trì của lãnh đạo các bộ, ngành và sự tham gia của các tổ chức chuyên môn, hội thảo sẽ là diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý đất đai hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu....

Động lực mới của Ba Lan

Quốc gia xuất khẩu nội thất đứng thứ ba thế giới dường như đang đứng ngoài vòng xoáy của thuế đối ứng nhờ vào việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngành công nghiệp nội thất Ba Lan đã được công nhận trên toàn cầu trong nhiều năm qua. Theo Cục Thống […]

...

Hội thảo trực tuyến: “Chiến lược mở cửa thị trường Ấn Độ: hướng dẫn thành lập pháp nhân tại Ấn Độ cho doanh nghiệp Việt Nam”

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới với dân số hơn 1,46 tỷ người. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thương mại ngày càng lớn. Trong bối cảnh xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất, tiêu thụ và trung chuyển khu vực....

Tự cường trên dòng chảy xu hướng: Góc nhìn từ Mộc Kết 5

Ngày 17.7.2025 vừa qua, tại TP. Vinh, Nghệ An sự kiện Mộc Kết 5 - cuộc hội ngộ đặc biệt của cộng đồng những người gắn bó với nghề gỗ Việt, dưới chủ đề đầy cảm hứng: “Tự cường trên dòng chảy xu hướng” đã diễn ra thành công. Không đơn thuần là một sự kiện thường niên, Mộc Kết 5 đã khắc họa rõ nét khả năng thích ứng và khát vọng đổi mới của những người làm nghề trong thời đại không ngừng vận động. ...

Nhiều mảng màu mới ở thị trường nội địa

Dù biến động lớn ở công tác xuất khẩu nhưng thị trường nội thất và xây dựng Việt Nam năm 2025 lại chứng kiến những tín hiệu tích cực và xu hướng tăng trưởng nhẹ được đánh giá là khả quan.  Nhu cầu về nội thất của người dùng trong nước không hề nhỏ, đặc […]

...