Ông Vũ Anh Tuấn – Tổng Thư ký Hội Tin học TP.HCM (HCA), Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Phần mềm Quang Trung: Chuyển đổi xanh song hành chuyển đổi số

Dù là thích ứng với các tiêu chuẩn mới trước mắt của thị trường nhập khẩu như CBAM, EUDR hay xa hơn nữa là chinh phục mục tiêu phác thải bằng 0 vào năm 2050 thì tất cả các ngành sản xuất lẫn dịch vụ của Việt Nam đều phải nỗ lực chuyển đổi xanh. Theo ông Vũ Anh Tuấn, quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy nhanh tiến độ và về đích dưới trợ lực chính của quá trình chuyển đổi số.

 

* Ba năm trở lại đây, dưới tác động của đại dịch Covid, mục tiêu chuyển đổi số của các ngành sản xuất trở nên bức thiết. Tuy nhiên, với tình hình không mấy khả quan của kinh tế toàn cầu, dường như quá trình chuyển đổi số ở các nhà mày đã phần nào “giảm tốc”?

– Chuyển đổi số là mục tiêu được các doanh nghiệp (DN) xác định lâu dài, không phải mục tiêu trước mắt. Thực tế, theo quan sát của tôi, suy giảm của kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng nhưng sẽ không nhiều, do các DN hiện nay đang đứng trước nhu cầu mới là chuyển đổi xanh. Với DN Việt Nam, mục tiêu này là tối cần thiết bởi Chính phủ đã cam kết Net Zero vào năm 2050.

28 Chuyen doi xanh 3

Quá trình chuyển đổi từ tự động hóa tiến đến mục tiêu phác thải bằng 0 chắc chắn cần phải có sự tham gia của công nghệ. Bởi, việc giám sát, đo đếm phác thải, giải pháp tiết kiệm năng lượng… đều được xây dựng trên nền tảng công nghệ. Trong tiến trình xanh hóa của các ngành nghề, vai trò của chuyển đổi số rất lớn. Chuyển đổi số sẽ là phương tiện, là công cụ để phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Đồng thời, chuyển đổi số còn tạo điều kiện cho DN có thể tham gia vào thị trường tín chỉ carbon. Vì điều này mà thời gian tới, chuyển đổi số sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.

* Cụ thể, công nghệ sẽ được sử dụng thế nào trong quá trình chuyển đổi xanh, thưa ông?

– Ví dụ dễ thấy nhất là việc ứng dụng IOT vào đo đếm tự động phát thải carbon trong từng hoạt động của DN. Trong suốt quá trình sản xuất, từ công nghiệp đến nông nghiệp hay dịch vụ, hoạt động các tòa nhà… đều phát sinh carbon. Trước nay chúng ta hoàn toàn không kiểm soát các chỉ số này. Khi ứng dụng IOT, công nghệ cảm ứng, cảm biến vào các thiết bị, các chuyền sản xuất… thì DN có thể đo đếm một cách chính xác lượng phác thải của mình.

Không dừng lại ở đó, trên nền dữ liệu thu nhập được, trí tuệ nhân tạo (AI) còn có thể giúp DN phân tích, đưa ra các tư vấn, giải pháp cụ thể cho lộ trình cắt giảm tốt nhất. Tiết giảm được carbon, DN có thêm điều kiện kinh tế bằng việc tham gia vào thị trường tín chỉ xanh, ngược lại, DN sẽ phải chịu thêm chi phí mua phác thải.

Vận hành hệ thống đo lường theo thời gian thực (real-time) cần hội tụ đủ phần mềm lẫn phần cứng. Công nghệ thông tin sẽ là nền tảng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và chinh phục mục tiêu phát triển bền vững của DN, của quốc gia.

* Áp lực về mặt thời gian của quá trình chuyển đổi xanh khá lớn. Các thiết bị lẫn công nghệ phục vụ cho quá trình này đã được phát triển ở Việt Nam?

– Dù mức độ ứng dụng chưa thực sự nhiều, chủ yếu vẫn ở mức cơ bản, ví dụ như hệ thống quan trắc của các thành phố với các thiết bị lẫn công nghệ đều đã hội tụ và có thể triển khai ở Việt Nam trong thời gian ngắn.

Thực tế, việc gắn các thiết bị giám sát phác thải trên các dây chuyền sản xuất, các toà nhà… trên thế giới cũng chưa phổ biến, chỉ có ở các DN thuộc top 500. Các chính phủ, tổ chức… đều đang rất nỗ lực để kịp thời chuyển đổi, ứng dụng công nghệ để sớm chinh phục mục tiêu phát triển xanh.

* Với mục tiêu trở thành công xưởng của thế giới, cung ứng sản phẩm cho các thị trường khó tính nhất, DN Việt Nam cần chuẩn bị gì cho quá trình này?

– DN Việt Nam cần nhất là tính quyết liệt. Lộ trình chuyển đổi số để chuyển đổi xanh phải được triển khai nhanh mới có thể sở hữu lợi thế cạnh tranh. Ngược lại, DN có thể mất thị trường bởi những đòi hỏi tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường không chỉ nằm ở các tổ chức, cơ quan nhập khẩu mà đã thực sự nằm ở người dùng cuối. Khách hàng sẽ không lựa chọn các sản phẩm thiếu tính bền vững.

* Theo ông, quá trình này sẽ mang đến cơ hội nào cho kinh tế nước nhà?

– Nhu cầu chuyển đổi số để chuyển đổi xanh sẽ tạo nên cơ hội rất lớn cho các DN triển khai ứng dụng công nghệ, tạo nhu cầu lớn về mặt nhân lực cho ngành công nghệ thông tin. Đây là điều cần được chuẩn bị trước.

Với các ngành khác, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi xanh đồng nghĩa với việc con đường đưa sản phẩm đến thị trường thế giới sẽ rộng hơn. Sau rất nhiều các hoạt động phục vụ cho nhu cầu quá độ của con người, tôi nghĩ, chuyển đổi xanh có lẽ là mục tiêu lớn nhất, có thể bao hàm tất cả các mục tiêu khác, như việc khôi phục lại tài nguyên trái đất, tạo cơ hội phát triển bền vững của quốc gia, của DN…

* Xin cảm ơn ông!

Minh Kiên thực hiện

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

vietnamwood-2025

Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về ngành công nghiệp máy chế biến gỗ (VietnamWood 2025) trở lại với sức mạnh toàn diện!

VietnamWood 2025 trở lại hoành tráng quy tụ các nhà lãnh đạo, nhà đổi mới và chuyên gia toàn cầu từ khắp các ngành sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất. Là nền tảng có ảnh hưởng nhất của Việt Nam về máy móc chế biến gỗ, phiên bản 2025 hứa hẹn quy mô […]

...
_toan-canh-diem-moi-nghi-dinh-120-2024-danh-rieng-cho-doanh-nghiep-nganh-go-va-nguyen-lieu-tcmn

Toàn cảnh điểm mới Nghị định 120/2024 dành riêng cho doanh nghiệp ngành gỗ và nguyên liệu TCMN

Bài viết được trích dựa trên tài liệu chính thức của GIZ – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, đơn vị đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và cải thiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS). Chi tiết vui lòng tải file đính kèm cuối bài […]

...
-trend-26-khoi-dau-ben-vung-cua-he-sinh-thai-noi-that-viet

[Hỗ trợ truyền thông] Trend 26+: Khởi đầu bền vững của “hệ sinh thái” nội thất Việt

Ngày 23/05/2025, tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội – Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí, công bố ra mắt ấn phẩm Trend 26+, ấn phẩm xu hướng nội thất đầu tiên của Việt Nam.. Sự kiện này đánh dấu bước đi tiên phong […]

...
chien-luoc-xuat-khau-trong-boi-canh-moi

Chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh mới

Sáng ngày 30/5, HAWA phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến lược xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong bối cảnh mới. Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là […]

...
tavico-don-vi-tai-tro-vat-lieu-go-chinh-thuc-dong-hanh-cung-hma-2025

TAVICO – Đơn vị tài trợ vật liệu chính thức đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu Tavico Group – đối tác đã tin tưởng, đồng hành và cùng chia sẻ sứ mệnh phát triển ngành thiết kế nội thất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, TAVICO […]

...
ahec-nha-tai-tro-kim-cuong-hma-2025

AHEC – Nhà tài trợ Kim cương đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 chân thành cảm ơn Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ – American Hardwood Export Council SEA (AHEC) – đối tác chiến lược đã đồng hành suốt 21 năm qua. Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lan tỏa các giá trị gỗ cứng Hoa Kỳ, AHEC […]

...
tang-cuong-hop-tac-viet-my-trong-nganh-go-hawa-don-tiep-ong-john-chan-dai-dien-hoi-dong-go-cung-hoa-ky-ahec

Tăng cường hợp tác Việt – Mỹ trong ngành gỗ: HAWA đón tiếp ông John Chan – đại diện Hội đồng Gỗ Cứng Hoa Kỳ AHEC

Trong hai ngày 27–28/05/2025, HAWA đã vinh dự đón tiếp ông John Chan – Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) trong chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai quốc gia trong lĩnh vực […]

...
khai-mo-tiem-nang-thi-truong-an-do

Khai mở tiềm năng thị trường Ấn Độ

Chiều 21/5, Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất” do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với HAWA tổ chức đã mở ra nhiều cơ hội để DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường đông dân nhất thế giới hiện nay. […]

...