Sự trỗi dậy của Đức

Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu của ngành nội thất Đức đạt 18,4 tỷ USD, giảm 5,24% về giá trị so với năm 2021, tương đương 1,02 tỷ USD. Tuy vậy, con số này vẫn giữ cho Đức là một trong 5 quốc gia xuất khẩu nội thất lớn nhất thế giới.

 

Ngành nội thất Đức có thể nhìn lại sự phát triển tích cực của lĩnh vực xuất khẩu trong những năm gần đây. Đồ nội thất “Made in Germany” đặc biệt phổ biến ở nước ngoài. Hiện nay 1/3 doanh số bán hàng của các nhà sản xuất nội thất Đức đến từ xuất khẩu.

Vững vàng ở châu Âu

Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu của ngành nội thất Đức đạt 18,4 USD tỷ USD, giảm 5,24% về giá trị so với năm 2021 (19,4 tỷ USD). Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức là Pháp, phát triển đặc biệt năng động với mức tăng xuất khẩu gần 26%.

Các thị trường quan trọng tại châu Âu cũng cho thấy xu hướng phát triển tích cực của nội thất Đức. Doanh số bán hàng sang Thụy Sĩ tăng khoảng 9%, Áo và Hà Lan tăng khoảng 13% mỗi nước. Thị trường Anh tăng mạnh 16% sau khi ký kết hiệp định thương mại với EU. Thị trường ngoài châu Âu quan trọng nhất đối với các nhà sản xuất đồ nội thất của Đức, tiếp sau đó là Hoa Kỳ (tăng thêm 13%). Như vậy, nếu xét về thị trường, đây là quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam – quốc gia xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và châu Âu.

22 Su troi day cua Duc 2

Cơ cấu xuất khẩu ngành nội thất Đức trong năm 2022 bao gồm: Pháp chiếm thị phần 13%; Thụy Sĩ 11%; Áo 10,2%; Hà Lan 9,26%; Vương quốc Anh 5,71%; Ba Lan 5,56%; Hoa Kỳ 4,85%; Bỉ 4,69%; Ý 3,64% và Tây Ban Nha 3,37%.

Nội thất y tế và nhà tiền chế

Cơ cấu hàng nội thất xuất khẩu của Đức khác biệt so với Việt Nam. Trong năm 2022 tiêu biểu là các nhóm hàng trong nhà, ghế ngồi, sofa, đèn trang trí, nệm… Nhưng đặc biệt là đồ nội thất y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y, cụ thể là bàn mổ, bàn khám bệnh, giường bệnh với các bộ phận cơ khí, ghế bác sĩ… Ngoài ra còn có ghế cắt tóc và các loại ghế tương tự, có chuyển động xoay, ngã và nâng… Tất cả những mặt hàng này chiếm 3,2% trong cơ cấu doanh số xuất khẩu nội thất Đức, tương đương 590 triệu USD. Riêng với nhà tiền chế, ngách sản phẩm khá đặc biệt của ngành nội thất cũng mang về cho Đức 421 triệu USD mỗi năm; chiếm 2,28% doanh số.

Do thị trường nội địa Đức bão hòa và thu hẹp trong dài hạn, tăng cường tiềm lực xuất khẩu đang trở thành vấn đề sống còn của công nghiệp nội thất Đức. Một mặt, theo sự phát triển nhân khẩu học ở Đức, dân số nước này đang ngày càng giảm và bị già hóa. Mặt khác, tỷ lệ nội thất do Đức sản xuất được bán ở Đức so với nội thất nhập khẩu từ nước ngoài đã thay đổi đáng kể trong hai thập niên qua. Tỷ lệ nội thất nước ngoài được bán tại quốc gia này hiện chiếm gần 53%, cao hơn cả xuất khẩu. Do vậy, đây cũng là thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất nội thất các nước khác.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), giá trị nhập khẩu nội thất vào Đức trong năm 2022 đạt 24 tỷ USD; giảm 4,81% về giá trị so với năm 2021 (25 tỷ USD). Nhập khẩu nội thất chiếm 1,54% tổng kim ngạch nhập khẩu vào Đức. Năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu vào Đức lên tới 1,57 nghìn tỷ USD.

Các đối tác thương mại hàng đầu nhập khẩu vào Đức năm 2022 cũng là những cái tên lớn trên bản đồ nội thất thế giới như Trung Quốc chiếm thị phần 28% (6,84 tỷ USD); Ba Lan 20% (4,95 tỷ USD); Cộng hòa Séc 9,16% (2,23 tỷ USD); Ý 5,44% (1,32 tỷ USD)… Dư địa ở thị trường này dành cho các DN Việt Nam không nhỏ. Hiện Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 10 cho Đức, sản lượng và giá trị nhập khẩu từ Việt Nam đều tăng trong nửa đầu năm 2022. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Theo các chuyên gia, so với nhu cầu nhập khẩu của Đức, Việt Nam mới chỉ cung cấp đồ nội thất bằng gỗ với tỷ trọng nhỏ, vì vậy vẫn còn nhiều cơ hội để các DN khai thác. Đáng chú ý, nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng ngủ là những mặt hàng chính Đức nhập khẩu trong nửa đầu năm 2022, lượng nhập khẩu 3 mặt hàng này của Đức chiếm 90,3% tổng lượng đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu. Đây cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh. Tuy nhiên tỷ trọng cả về lượng và trị giá những mặt hàng này trong tổng nhập khẩu của Đức vẫn còn thấp. Do đó, các DN cần tập trung khai thác những mặt hàng này để mở rộng thị phần tại Đức trong thời gian tới.

Diệp An tổng hợp

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

doc-hoa-ky-khoi-xuong-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-go-dan-viet-nam

[THÔNG BÁO KHẨN] DOC Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam

Ngày 11 tháng 6 năm 2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) gỗ dán cứng và gỗ dán trang trí từ Việt Nam. Trước khi phát hành bảng câu hỏi điều tra, DOC yêu cầu doanh nghiệp trả lời các câu hỏi nhằm […]

...
Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến abc

Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến

Đến thăm đại bản doanh của Lecangs ở Los Angeles, ấn tượng đầu tiên là tính quy mô và sự chuyên nghiệp của công ty. Lecangs hiện đang cung ứng dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp (DN) tham gia kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử muốn tiếp cận người dùng […]

...
Cai-thien-xuong-song-logistics-

Cải thiện “xương sống” logistics: Đòn bẩy nâng cao năng lực xuất nhập khẩu

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối và định hình hoạt động nền kinh tế. Đây là mắt xích quan trọng không chỉ đảm bảo sự liên kết thông suốt trong chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất và thương mại, góp phần quan trọng vào […]

...
-Viet-lai-chuoi-cung-ung-

Viết lại chuỗi cung ứng

Các mức thuế đối ứng mà Mỹ đặt ra không đưa Việt Nam vào thế khó mà buộc ngành xuất khẩu phải nhìn lại thực tế và có những hiệu chỉnh toàn diện trên chuỗi cung ứng. Trong đó, tính minh bạch và bền vững được đề cao. Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức […]

...
hawaexpo-2025-ket-noi-ven-tron

HawaExpo 2025: Kết nối vẹn tròn

Diễn ra từ ngày 5 – 7/3/2025 tại White Palace, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, HawaExpo 2025 đã chinh phục được mục tiêu mà ban tổ chức xác định ngay từ đầu: Tạo nên những kết nối hữu ích và xây dựng thương hiệu để cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành chế biến […]

...
giai-thuong-noi-that-chau-a-thai-binh-duong-asia-pacific-furniture-awards-2025

[Hỗ trợ truyền thông] Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương – Asia-Pacific Furniture Awards 2025

Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương do Hội đồng các Hiệp hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (CAFA) tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu, nhà thiết kế và nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nổi bật về công nghệ, thiết kế sáng tạo và phát triển bền […]

...
vibe-2025-chien-luoc-mo-rong-he-sinh-thai-nganh

VIBE 2025: Chiến lược mở rộng hệ sinh thái ngành

Sau những thành công ấn tượng trong mùa ra mắt đầu tiên, Triển lãm Nội thất & Xây dựng Việt Nam – VIBE do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu xây dựng (SACA) tổ chức sẽ chính thức quay […]

...
hoan-thien-he-sinh-thai-cong-nghiep-noi-that-tu-cuong-de-vuon-xa

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để […]

...