,

SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 118 VỀ VIỆC TÁI CẤU TRÚC CÔNG TY LÂM NGHIỆP NHÀ NƯỚC: TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

Tái cấu trúc và cổ phần hóa một phần các công ty lâm nghiệp nhà nước là một trong các yếu tố then chốt đảm bảo ngành lâm nghiệp Việt Nam giữ vững năng suất và phát triển bền vững. Tái cấu trúc là một trong hai nội dung chính của Nghi định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới, phát triển và cải thiện tính hiệu quả hoạt động của các công ty nông lâm nghiêp. Nghị định có hiệu lực từ năm 2014.

Một đánh giá thực hiện cuối năm 2022 cho thấy 136 trong tổng số 180 công ty lâm nghiệp trên toàn quốc đã hoàn thiện tái cấu trúc theo các mô hình kinh doanh sản xuất.

Mô hình trồng rừng gỗ lớn tại Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Đánh giá trên cũng chỉ ra rằng các mô hình sảnh xuất của các công ty lâm nghiệp đã tái cấu trúc phù hợp hơn với thực tiễn. Trong đó, một số công ty lâm nghiệp có chuyển biến tích cực về quản trị doanh nghiệp, minh bạch ở tài chính, đất đai, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư.

Tuy nhiện tiến độ tái cấu trúc vẫn còn thấp với một số vấn đề thực tiến phát sinh. 44 công ty, chiếm 32,4% công ty lâm nghiệp chưa hoàn thiện tái cấu trúc vì nhiều rào cản. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu, đề xuất Chính phủ sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định nhằm kịp thời giải quyết,tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến đồ tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty.

Ngày 12/01/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 118/2014/NĐ-CP với nhiều điều khoản mới.

Hy vọng rằng Bộ Tài chính và các Bộ,ngành, địa phương liên quan sẽ sớm báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành những quy định về ưu đãi tài chính để kịp thời tháo gỡ khó khắn, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lâm nghiệp hoạt động hiệu quả.

Đại biểu tham dự hội thảo tham vấn sửa đổi Nghị định 118

Việc sửa đổi Nghị định được thực hiện với sự hỗ trợ của Dự án “Nhân rộng quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng”, do Bộ Hơp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ. Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT GIZ triển khai dự án. Dự án cùng phối hợp với Cục Lâm nghiệp và các đối tác liên quan khác đã tổ chức các hội thảo tham vấn sửa đổi Nghị đinh, thực hiện các
nghiên cứu, đánh giá, v.v.

Thông tin chi tiết, Quý DN xem tại: https://tinyurl.com/26djzvmr

Liên hệ: Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ); +84 4 39 32 95 72; www.giz.de/viet-nam

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác