Thương mại song phương Việt – Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0

Đặt lợi ích của người dân và sản xuất của Mỹ lên trên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump không hạn chế thương mại mà thúc đẩy thương mại công bằng, tạo thêm việc làm cho nước Mỹ, đưa sản xuất về Mỹ, giảm thâm hụt thương mại… Liệu đường đưa hàng hóa vào Mỹ của những quốc gia cung ứng như Việt Nam có còn rộng mở như những năm qua?

Những rào cản thương mại

Với quan điểm thương mại tự do gây thiệt hại cho kinh tế Mỹ, từ nhiệm kỳ trước, Tổng thống Donald Trump đã rất cứng rắn trong nỗ lực tạo điều kiện để nền kinh tế Mỹ có thể xuất hàng sang các nước, cùng với việc các nước ngừng không xuất hàng vào Mỹ. Đây là một trong những mấu chốt quan trọng tác động đến hầu hết các chính sách kinh tế dưới thời Donald Trump.

Các công cụ thúc đẩy thương mại được dùng đến bao gồm: nâng mức thuế đối với hàng nhập khẩu, cấm vận, kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt các nước thao túng tiền tệ hoặc vi phạm sở hữu trí tuệ… Trong đó, biện pháp mà các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều nhất là chống bán phá giá và chống trợ cấp. Mỹ hiện là quốc gia áp dụng các biện pháp này nhiều nhất trên thế giới. Tiếp theo đó là áp thuế cho điều tra theo mục 301 của Luật Mở rộng thương mại về tỷ giá, về sở hữu trí tuệ… Với các cuộc điều tra theo mục 301, mức độ ảnh hưởng cực lớn, không chỉ ở tầm sản phẩm, DN mà là ngành hàng. Những điều này hoàn toàn có thể tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.

Tác động tới Việt Nam

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, 8 tháng đầu năm 2024, thâm hụt thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ hơn 77,6 tỷ USD, tăng 16,5%, đứng thứ ba, sau Mexico và Trung Quốc với thâm hụt thương mại lần lượt là 109,7 tỷ USD và 185,7 tỷ USD. Việt Nam có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ, lên đến 279 tỷ USD vào năm 2023.

2 Thuong mai song phuong Viet My 2
Thương mại song phương Việt - Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0 3

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Hoa Kỳ bao gồm: máy móc, thiết bị, đồ gỗ, giày dép… Thế nhưng, Việt Nam vẫn chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường. Tính trên tổng số vụ kiện của các nước mà Việt Nam phải đối mặt, Mỹ cũng là quốc gia đang có nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại với Việt Nam nhất với con số lên đến khoảng 60 vụ. Hiện Việt Nam đã bị Mỹ áp thuế thương mại theo mục 301 và 232 với nhiều ngành hàng. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gỗ, thép, thủy hải sản, thì Mỹ còn kiện phòng vệ với những mặt hàng xuất khẩu nhỏ như văn phòng phẩm, với sản phẩm dập ghim, bìa hồ sơ…

Dù có thiện cảm với Việt Nam, từng đến thăm cấp quốc gia với Việt Nam hai lần nhưng chính sách của ông Trump với Việt Nam vẫn khá cứng rắn. Thời gian tới, chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thể tăng thuế theo mục 301 và 232, mở rộng diện áp thuế sang các ngành quan trọng, tăng cường kiểm soát xuất khẩu công nghệ, trừng phạt thao túng tiền tệ…. Đặc biệt là đẩy cao các đạo luật như quy định nguồn gốc sản phẩm. Ngoài ra, Việt Nam có thể bị cáo buộc là trung gian hỗ trợ các nước thứ 3 đưa hàng vào Mỹ, hoặc bị đe dọa đưa vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ.

Tổng thống Trump có chính sách nhất quán, nhưng khó đoán về biện pháp, mức  độ và thời điểm. Để có thể tiếp tục kinh doanh ở thị trường này, tốt nhất là DN Việt Nam đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, tránh tình trạng bỏ hết trứng vào một rổ. Kế đó là việc tuân thủ quy định của Mỹ về nguồn gốc, môi trường, lao động… DN nên hợp tác tốt khi bị điều tra phòng vệ thương mại, củng cố quan hệ với đối tác Mỹ, chuẩn bị sẵn công ty tư vấn và luật sư. Đồng thời, theo dõi sát thay đổi chính sách thương mại của Mỹ. Quan trọng nhất là khả năng chủ động ứng phó và thích nghi.

2 Thuong mai song phuong Viet My 3
Thương mại song phương Việt - Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0 4

Ngành chế biến gỗ Việt Nam mất gần 2 năm giải trình, đàm phán mới có thể khép lại vụ “Điều tra 301” của Chính phủ Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ vào năm 2021. Trước cáo buộc sử dụng gỗ được cho là khai thác hoặc buôn bán bất hợp pháp và thao túng tiền tệ, chính phủ, các bộ ban ngành lẫn các cơ quan hiệp hội, đặc biệt là HAWA đã phải rất nỗ lực mới có thể đưa Việt Nam thoát khỏi cuộc điều tra này.

Tô Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao (Bộ Ngoại giao).
Nguyên Tham tán, Trưởng phòng Kinh tế Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ
M.K ghi

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

hoan-thien-he-sinh-thai-cong-nghiep-noi-that-tu-cuong-de-vuon-xa

Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để […]

...
ho-tro-truyen-thonghoi-cho-may-va-nguyen-lieu-go-quoc-te-binh-duong-bifa-wood-viet-nam-2025

[Hỗ trợ truyền thông]HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025

HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025 “Smart Furniture Solutions” – Sự kiện trọng điểm của ngành gỗ tại khu vực 📅 Thời gian: 06 – 09/08/2025 📍 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC EXPO Bình Dương, Đường Hùng Vương, P. Hòa […]

...
don-doc-tap-chi-go-va-noi-that-so-104

Đón đọc tạp chí Gỗ và Nội Thất số 104

Là quốc gia từng được hưởng lợi thế trong căng thẳng Mỹ – Trung trong quá khứ, mức thuế áp đến 46% cho hàng hóa Việt Nam đầy bất ngờ. Sau hàng loạt diễn biến, bản chất của thuế đối ứng – mối đe doạ của các quốc gia xuất khẩu, đã được các chuyên […]

...
vietnamwood-2025

Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về ngành công nghiệp máy chế biến gỗ (VietnamWood 2025) trở lại với sức mạnh toàn diện!

VietnamWood 2025 trở lại hoành tráng quy tụ các nhà lãnh đạo, nhà đổi mới và chuyên gia toàn cầu từ khắp các ngành sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất. Là nền tảng có ảnh hưởng nhất của Việt Nam về máy móc chế biến gỗ, phiên bản 2025 hứa hẹn quy mô […]

...
_toan-canh-diem-moi-nghi-dinh-120-2024-danh-rieng-cho-doanh-nghiep-nganh-go-va-nguyen-lieu-tcmn

Toàn cảnh điểm mới Nghị định 120/2024 dành riêng cho doanh nghiệp ngành gỗ và nguyên liệu TCMN

Bài viết được trích dựa trên tài liệu chính thức của GIZ – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, đơn vị đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và cải thiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS). Chi tiết vui lòng tải file đính kèm cuối bài […]

...
-trend-26-khoi-dau-ben-vung-cua-he-sinh-thai-noi-that-viet

[Hỗ trợ truyền thông] Trend 26+: Khởi đầu bền vững của “hệ sinh thái” nội thất Việt

Ngày 23/05/2025, tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội – Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí, công bố ra mắt ấn phẩm Trend 26+, ấn phẩm xu hướng nội thất đầu tiên của Việt Nam.. Sự kiện này đánh dấu bước đi tiên phong […]

...
chien-luoc-xuat-khau-trong-boi-canh-moi

Chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh mới

Sáng ngày 30/5, HAWA phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến lược xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong bối cảnh mới. Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là […]

...
tavico-don-vi-tai-tro-vat-lieu-go-chinh-thuc-dong-hanh-cung-hma-2025

TAVICO – Đơn vị tài trợ vật liệu chính thức đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu Tavico Group – đối tác đã tin tưởng, đồng hành và cùng chia sẻ sứ mệnh phát triển ngành thiết kế nội thất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, TAVICO […]

...