Tiếp “oxy” cho doanh nghiệp nội thất

Nguyễn Quốc Khanh

Chủ tịch HAWA

Tăng trưởng đều qua các năm, tăng trưởng vượt ngoài mong đợi khi dịch Covid-19 bùng phát, nhưng trước những bất ổn hiện nay trên Thế giới đã khiến các doanh nghiệp ngành nội thất Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng sụt giảm đơn hàng toàn cầu.

Kết quả khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp (DN) hội viên HAWA mới đây cho thấy, hiện có hơn 90% DN giảm đơn hàng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, 15 DN có mức giảm đơn hàng từ 10 đến 30%, 18 DN giảm từ 30 đến 60%, 14 DN giảm từ 70 đến 90%, chỉ có 5 DN tăng trưởng từ 10 – 30% lượng đơn hàng.

Gồng mình cho sản xuất

Nguyên nhân chủ yếu là vì giá tiêu dùng tăng mạnh, lạm phát ở mức cao trên toàn cầu. Hàng hóa trở nên đắt đỏ, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm không thiết yếu giảm và người tiêu dùng ở các quốc gia EU, Anh, Hoa Kỳ đang tập trung chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, xăng dầu và những đồ dùng thiết yếu khác. Do đó, đồ nội thất không được coi là đồ dùng thiết yếu nên bị cắt giảm mua sắm vào thời điểm này. Ngoài ra, với chi phí logistics cao như hiện nay thì sản xuất sẽ trở về một số vị trí gần thị trường tiêu thụ như như Mexico, Đông Âu. Đồng thời, thị trường cũng sẽ điều chỉnh ưu tiên dòng hàng có thể tích lớn, giá rẻ.

Thực tế này dẫn đến 73% DN giảm doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2022, với mức giảm từ 10 đến 90 %. 17% DN có mức tăng doanh thu từ 10 – 30% và có 10% không thay đổi doanh thu so với cùng kỳ. Trước tình hình này, 65% DN quyết định cắt giảm lao động và phần lớn giảm trong khoảng từ 20 – 50%.

Ngành gỗ rất cần những nghiên cứu, cung cấp số liệu, dự báo xu hướng các thị trường từ phía các tổ chức chuyên môn để có thể hoạch định tốt hơn nữa chiến lược kinh doanh

4 Tiep oxy cho doanh nghiep noi that 2
Tiếp “oxy” cho doanh nghiệp nội thất 2

Phản ánh từ các DN cho thấy, họ đang khó khăn trong việc duy trì sản xuất trong bối cảnh chi phí về nhân công tăng do phải điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong điều kiện kinh doanh chưa ổn định. DN cũng đang đối mặt với tình trạng giá cả đầu vào leo thang, chi phí vận chuyển, nguyên phụ liệu tăng cao mỗi ngày. Bên cạnh việc gồng mình để duy trì sản xuất trong tình hình khó khăn như hiện nay, DN còn phải đối mặt với việc thanh tra, kiểm tra liên tục của các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, môi trường, phòng cháy chữa cháy… Đáng chú ý, có đến  56 % DN gặp khó khăn liên quan đến tín dụng như: Không được hỗ trợ gia hạn tín dụng hay vay lãi suất; lãi suất vay cao; thời gian cấp vốn, giải ngân chậm; khách hàng dời ngày xuất liên tục nên dòng tiền bị giảm; thời gian tiền về từ khách hàng muộn hơn so với giai đoạn trước đó.

Giải pháp tài chính

Theo khảo sát mới nhất của Công ty kế toán Smith Leonard’s Furniture Insights về tình hình sụt giảm đơn hàng tại Mỹ – thị trường chủ lực tiêu thụ đồ nội thất Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2022, đơn hàng đồ nội thất đã sụt giảm 25% so với cùng kỳ. Riêng tháng 5 thì mức sụt giảm là 41%. Về mức độ tồn kho hàng nội thất tiếp tục tăng 41% so với tháng 5 và tăng 9% so với tháng 4 năm 2021.

Theo nguồn tin riêng của HAWA từ thị trường Mỹ cũng ghi nhận, hiện có tình trạng hủy các đơn hàng, nhiều nhà bán lẻ thông báo đã đầy kho, thậm chí còn thuê thêm không gian để chứa hàng. Tình hình sụt giảm đơn hàng sẽ còn tiếp tục trong khoảng từ sáu tháng tới một năm nữa do ảnh hưởng của lạm phát tại Mỹ tăng cao cũng như giá xăng dầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trước tình hình này, HAWA cũng như tất cả các DN đang rất mong các cơ quan, ban ngành hỗ trợ để tiếp thêm nội lực, tạo điều kiện cho DN trong ngành phát huy thế mạnh. Trước mắt, có thể tạm dừng hoặc dời lịch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan để DN có thể tập trung vào giải quyết các thách thức tồn tại.

Tài chính là bài toán sống còn của bất cứ DN nào. Trong tình trạng hàng tồn kho cao, DN rất cần các cơ quan tín dụng hỗ trợ giãn nợ, giảm lãi suất; gia hạn các khoản vay đến hạn. Đồng thời, thiết kế các gói hỗ trợ nhanh cho DN nội thất có thêm sức mạnh để vượt khó. Với cơ quan quản lý nhà nước, việc giảm thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn này sẽ tạo điều kiện cho DN gia tăng lợi thế cạnh tranh. Quan trọng hơn nữa, là giải pháp hỗ trợ tài chính cho DN như: giảm lãi suất ngân hàng, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đất và các loại thuế, phí khác.

Chiến lược tổng thể

Trong dài hạn, DN trong ngành đang rất cần có những chỉ đạo và hỗ trợ sát sao, tạo điều để vừa giữ vững thị trường chủ lực, vừa phát triển thị trường mới. Đây chính là lúc chúng ta cần những hoạt động cụ thể để quảng bá ngành nội thất Việt Nam ra thế giới. Ngành gỗ rất cần những nghiên cứu, cung cấp số liệu, dự báo xu hướng các thị trường từ phía các tổ chức chuyên môn để có thể hoạch định tốt hơn nữa chiến lược kinh doanh của mình. DN nội thất Việt Nam nhiều cơ hội nhưng vẫn chưa tận dụng được triệt để các thế mạnh của mình. Họ rất cần những chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất, bán hàng và digital marketing trước tình hình mới.

Việt Nam với thế mạnh về nhân công và nguyên liệu vẫn sẽ là địa chỉ sản xuất tin cậy cho các nhà mua hàng. Tuy nhiên, tình hình thế giới sẽ ảnh hưởng cục bộ đến sự phát triển của ngành trong khoảng từ 6 đến 18 tháng tới. Hiện các nhà máy chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ là mắt xích chính trong chuỗi cung ứng ngành gỗ. Khi lực lượng quan trọng này không đủ mạnh thì các thành phần khác trong chuỗi cung ứng như các DN trồng rừng, DN phụ trợ và dịch vụ… cũng sẽ chịu thiệt hại.

Việc suy giảm đơn hàng toàn cầu lần này vì vậy không những tác động trực diện đến kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng tiếp theo mà còn có thể khiến ngành không thể bắt kịp được nhịp độ khi thị trường Quốc tế hồi phục. Do vậy, DN ngành gỗ rất cần một quyết sách tổng thể và sâu sát để có thêm trợ lực, vững vàng vượt khó, vững tin dấn thân, tiếp tục phấn đấu mang giá trị gia tăng về cho đất nước.

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

ho-tro-truyen-thong-itech-expo-2025-new-tech-empower-ifuture

[Hỗ trợ truyền thông] iTECH EXPO 2025 – NEW TECH EMPOWER iFUTURE

Định hướng trở thành sân chơi công nghệ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, iTECH EXPO được Hội Tin học TP.HCM (HCA), Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD và ALTA MEDIA tổ chức lần đầu tiên vào năm 2024, quy tụ những giải pháp đổi mới sáng tạo, thông […]

...
toa-dam-thuong-mai-go-va-san-pham-go-giua-viet-nam-va-hoa-ky

[Hỗ trợ truyền thông] Tọa đàm Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

– Tọa đàm do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp & Môi trường) tổ chức Thông tin chi tiết của chương trình: Thời gian: từ 8h00-12h00, ngày 24/6/2025 (thứ Ba). Địa điểm họp trực tiếp: Phòng họp 201, nhà B6, số […]

...
doc-hoa-ky-khoi-xuong-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-go-dan-viet-nam

[THÔNG BÁO KHẨN] DOC Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam

Ngày 11 tháng 6 năm 2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) gỗ dán cứng và gỗ dán trang trí từ Việt Nam. Trước khi phát hành bảng câu hỏi điều tra, DOC yêu cầu doanh nghiệp trả lời các câu hỏi nhằm […]

...
Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến abc

Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến

Đến thăm đại bản doanh của Lecangs ở Los Angeles, ấn tượng đầu tiên là tính quy mô và sự chuyên nghiệp của công ty. Lecangs hiện đang cung ứng dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp (DN) tham gia kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử muốn tiếp cận người dùng […]

...
Cai-thien-xuong-song-logistics-

Cải thiện “xương sống” logistics: Đòn bẩy nâng cao năng lực xuất nhập khẩu

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối và định hình hoạt động nền kinh tế. Đây là mắt xích quan trọng không chỉ đảm bảo sự liên kết thông suốt trong chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất và thương mại, góp phần quan trọng vào […]

...
-Viet-lai-chuoi-cung-ung-

Viết lại chuỗi cung ứng

Các mức thuế đối ứng mà Mỹ đặt ra không đưa Việt Nam vào thế khó mà buộc ngành xuất khẩu phải nhìn lại thực tế và có những hiệu chỉnh toàn diện trên chuỗi cung ứng. Trong đó, tính minh bạch và bền vững được đề cao. Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức […]

...
hawaexpo-2025-ket-noi-ven-tron

HawaExpo 2025: Kết nối vẹn tròn

Diễn ra từ ngày 5 – 7/3/2025 tại White Palace, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, HawaExpo 2025 đã chinh phục được mục tiêu mà ban tổ chức xác định ngay từ đầu: Tạo nên những kết nối hữu ích và xây dựng thương hiệu để cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành chế biến […]

...
giai-thuong-noi-that-chau-a-thai-binh-duong-asia-pacific-furniture-awards-2025

[Hỗ trợ truyền thông] Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương – Asia-Pacific Furniture Awards 2025

Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương do Hội đồng các Hiệp hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (CAFA) tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu, nhà thiết kế và nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nổi bật về công nghệ, thiết kế sáng tạo và phát triển bền […]

...