Việt Nam đón sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu

Theo S&P Global Market Intelligence, Việt Nam đang là quốc gia tăng trưởng mạnh nhất trong việc dịch chuyển sản xuất toàn cầu, cả nội địa lẫn xuất khẩu.

Tháng 5/2024, S&P Global Market Intelligence đã tiến hành khảo sát các công ty ở Malaysia, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam nằm trong bảng Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (Purchasing Managers Index – PMI) về tác động của xu hướng dịch chuyển sản xuất về gần nhà (reshoring) lên lượng đơn đặt hàng, kỳ vọng cho năm mới và dự đoán các thách thức.

Mức độ lạc quan cao

Dữ liệu cho thấy, gần 2/5 số nhà sản xuất ở Việt Nam (37%) cho biết có sự tăng trưởng về nhu cầu trong 12 tháng qua liên quan đến xu hướng dịch chuyển sản xuất, cao nhất trong số bốn quốc gia được khảo sát. Ở Mexico, tỷ lệ công ty có sự tăng trưởng liên quan đến xu hướng dịch chuyển sản xuất không khác biệt mấy so với năm 2023 (18% năm 2024 và 19% vào năm 2023).

Tuy Mexico không tăng trưởng nhiều như mong đợi trong năm qua, nhưng các nhà sản xuất lại lạc quan hơn về triển vọng trong năm sắp tới. Khoảng một nửa (47%) công ty tại Mexico cảm thấy lạc quan, tương đương với Việt Nam (46%). Trong khi đó, tỷ lệ này ở Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ lại thấp hơn (30% và 24%).

Cơ hội của SME

Ở cả bốn quốc gia, các nhà sản xuất lớn có nhiều khả năng tăng trưởng liên quan đến xu hướng dịch chuyển sản xuất hơn là các công ty nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp (DN) lớn ở Việt Nam đứng đầu danh sách (40%), kế tiếp là Thổ Nhĩ Kỳ (35%).

Đồng thời, các DN lớn ở Mexico lạc quan nhất về triển vọng tăng trưởng liên quan đến xu hướng này trong năm sắp tới, với gần 2/3 DN tỏ ra lạc quan. Con số này cao hơn Việt Nam (54%).

4 Viet Nam don song dich chuyen san xuat toan cau 2
Việt Nam đón sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu 3

Thiếu lao động kỹ năng là thách thức

Khi được đề nghị hỏi về những thách thức ở tầm quốc gia có khả năng cản trở việc tận dụng cơ hội dịch chuyển sản xuất toàn cầu trong năm tới, các DN ở cả bốn quốc gia đều nhấn mạnh về chi phí và vốn sẵn có, có thể nói là yếu tố quan trọng nhất. Dẫn đầu là Thổ Nhĩ Kỳ, 79% nhà sản xuất cho biết yếu tố trên là một thách thức. Con số đó ở Mexico và Malaysia là hơn 50%.

Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra rằng thiếu lao động có kỹ năng cũng là một nguy cơ (64%). Thêm vào đó, các công ty còn đề cập đến lạm phát và nguồn nguyên liệu thô, nhất là các nguyên liệu phải nhập khẩu. Với Mexico, yếu tố gây rủi ro thứ hai là an ninh (40%), trộm cắp hàng, bên cạnh các yếu tố khác như thiếu hụt điện, nước, cạnh tranh từ bên ngoài như đại lục Trung Quốc. Malaysia và Việt Nam cũng nhắc đến cạnh tranh quốc tế là một nguy cơ.

Việt Nam là quốc gia duy nhất không đánh giá chi phí/vốn là thách thức hàng đầu, nhưng vẫn dành cho nó vị trí thứ hai. Với các DN Việt Nam, thách thức số một là khả năng tiếp cận công nghệ cần thiết (46%)

Theo ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế học tại S&P Global, kết quả từ cuộc khảo sát đặc biệt này cho thấy rõ chi phí và vốn sẵn có là một yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của các DN đang tìm kiếm cơ hội mở rộng và tận dụng xu hướng dịch chuyển sản xuất về gần nhà trong chuỗi cung ứng.

DN Việt lạc quan

Khoảng 43% nhà sản xuất ở khu vực đồng bằng sông Hồng cho biết họ thấy nhu cầu đặt hàng đang tăng lên liên quan đến xu hướng dịch chuyển sản xuất trong 12 tháng qua. Con số này là 45% khi nói đến triển vọng tương lai.

Trong khi đó, ở vùng Đông Nam bộ (bao gồm TP. Hồ Chí Minh), chỉ có hơn 1/3 số nhà sản xuất (36%) nhìn thấy nhu cầu tăng trưởng trong năm qua liên quan đến xu hướng dịch chuyển sản xuất. Tuy nhiên, các DN ở đây tỏ ra rất lạc quan về triển vọng trong năm tới (48%).

4 Viet Nam don song dich chuyen san xuat toan cau 3
Việt Nam đón sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu 4

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long ít lạc quan hơn, chỉ khoảng 1/4 (24%) người trả lời cho biết có sự tăng trưởng nhu cầu trong năm qua và 41% dự đoán nhu cầu sẽ mở rộng trong 12 tháng tới.

Nhìn về phương diện ngành hàng, thiết bị máy móc cùng với thiết bị vận tải là những hạng mục chứng kiến sự tăng trưởng đơn hàng lớn nhất trong 12 tháng qua, với 54%. Trong khi đó, ở các lĩnh vực may mặc, kim khí, cao su và nhựa… thì con số này là chưa đến 50%. Các lĩnh vực khác cũng có mức tăng trưởng rất đáng ghi nhận như hóa chất và dược phẩm (21%), điện và thiết bị điện (22%), gỗ và sản phẩm gỗ (26%). Mức độ tăng trưởng đơn hàng chính là nền tảng để dự đoán tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu. Với những tín hiệu lạc quan này, có thể nói, các ngành sản xuất Việt Nam đã gần như bước qua được thời kỳ khó khăn do thiếu đơn hàng do ảnh hưởng từ lạm phát và các vấn đề xung đột khác.

Hiệp Ca (Nguồn: S&P Global Market Intelligence)

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

khoa-dao-tao-su-dung-ung-dung-kiem-ke-khi-nha-kinh

Khóa đào tạo sử dụng ứng dụng kiểm kê khí nhà kính

Dự án Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Tài nguyên và môi trường (NREC) thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM phát triển Ứng dụng Kiểm kê khí nhà kính nhằm hỗ trợ các DN thực hiện việc tự xây dựng các Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và tính toán tiềm năng giảm phát thải....
Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ 1

Tiềm năng từ chế biến nguyên liệu gỗ

Đề xuất cởi bỏ thuế xuất khẩu 25% cho gỗ xẻ và gỗ xẻ sấy là bước đầu tiên để có thể kiến tạo nên vị thế một trung tâm chế biến nguyên liệu đầu của công nghiệp chế biến gỗ. Đây cũng là con đường hoàn thiện chuỗi cung ứng bền vững của ngành nội thất....
Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam

Giải pháp thoát áp lực thuế quan mới: Hướng tới “Made by Vietnam”

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng biến động và rủi ro, Việt Nam cần nhìn lại mô hình tăng trưởng và củng cố nội lực. Đồng thời, gia tăng những giá trị cạnh tranh mới...
tin-hoi-vien-mo-khoa-uu-dai-toi-uu-chi-phi-cung-the-doanh-nghiep-sacombank

[Tin Hội viên] Mở khóa ưu đãi – Tối ưu chi phí cùng Thẻ Doanh nghiệp Sacombank

Với 150+ đối tác ưu đãi đa dạng nhiều lĩnh vực, Doanh nghiệp dễ dàng tìm ra giải pháp hiệu quả, kinh tế cho các hoạt động quản trị và vận hành trong thời đại số...
luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý....
tai-co-cau-doanh-nghiep-trong-boi-canh-thue-quan-my-viec-phai-lam-ngay

Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị trường mới và nâng cao năng lực cạnh tranh....
minh-bach-chuoi-cung-ung-go-va-noi-that-bien-ap-luc-thanh-co-hoi

Minh bạch chuỗi cung ứng gỗ và nội thất: Biến áp lực thành cơ hội

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế về tính bền vững và minh bạch. Việc làm sạch và minh bạch hóa chuỗi cung ứng không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là chiến lược để nâng cao năng lực […]

...
ho-tro-truyen-thong-itech-expo-2025-new-tech-empower-ifuture

[Hỗ trợ truyền thông] iTECH EXPO 2025 – NEW TECH EMPOWER iFUTURE

Định hướng trở thành sân chơi công nghệ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, iTECH EXPO được Hội Tin học TP.HCM (HCA), Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD và ALTA MEDIA tổ chức lần đầu tiên vào năm 2024, quy tụ những giải pháp đổi mới sáng tạo, thông […]

...