DẤU ẤN VĂN HÓA VIỆT NAM TRÊN SẢN PHẨM GỖ

Là người nhiều năm gắn bó với ngành, cả trong tư cách người làm nghề lẫn vai trò quản lý, cộng thêm nền tảng am hiểu văn hóa truyền thống, lễ nghi, phong tục tập quán của dân tộc, ông đã đổ tâm huyết để khảo cứu và tìm hiểu giá trị nghệ thuật của đồ gỗ Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại.

Nghiên cứu về đồ gốm, đồ đồng, mỹ nghệ hoặc nghệ thuật điêu khắc, chế tác vật liệu thì nhiều. Nhưng một đề tài tương tự để tìm hiểu cặn kẽ lịch sử phát triển, tiếp nhận và hội nhập với các phong cách đồ gỗ khác nhau du nhập vào đời sống người Việt thì chưa.

“Dấu ấn văn hóa Việt trên sản phẩm gỗ” khảo cứu và tiếp cận có hệ thống với lịch sử hình thành, nét đặc trưng của đồ gỗ Việt qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử ứng với vận động của thời cuộc. Tác giả phân tích đặc trưng đường nét của sản phẩm, văn hóa nghề nghiệp, phong cách mỹ thuật “bên ngoài lẫn bên trong”, các công trình tôn giáo, đình chùa… đến quá trình tiếp nhận trình độ kỹ thuật, cơ giới hóa và hiện đại hóa trong chế tác đồ gỗ hiện đại.

Sự công phu về tư liệu, hình ảnh và quá trình thực tế trực tiếp ghi chép của tác giả Huỳnh Văn Hạnh cho người đọc hiểu rằng, hóa ra gỗ không phải là thứ cỏ cây thụ tạo, là một thứ vật liệu vộ tri nhưng qua bàn tay của cha ông lại trở nên có hồn có cốt, có đời sống riêng sinh động.

Những ghi chép của tác giả, tất cả đều nhằm mục đích soi rọi và trân quý những giá trị của văn hóa Việt, của đời sống gia đình, lễ nghi và quan niệm sống của người Việt qua đồ gỗ. Như chính tác giả viết: “Riêng chỉ có các đồ vật con người làm ra, qua thời gian tồn tại, luôn là thứ trung thực nhất, gói trong mình những biến thiên của thời cuộc”.

Cuốn sách này hữu ích cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, yêu thích đồ gỗ…để hiểu hơn sự kết tinh văn hóa đồ gỗ Việt.

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác