,

Phúc lợi của rừng

Mối quan hệ của rừng và cuộc sống con người được khẳng định là một mối quan hệ hữu cơ, gắn liền với sức khỏe con người. Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh bùng phát nhiều nơi như hiện nay, rừng ngày càng quan trọng với sức khỏe của con người. Thông điệp chung tay bảo vệ và phát triển rừng, giảm thiểu mất rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên đang được các quốc gia phát đi mạnh mẽ.

Mới đây nhất, khái niệm “Phúc lợi rừng” cũng đã lần đầu tiên được thể chế hoá, đề cập trong Đạo Luật Xúc tiến phúc lợi Rừng của Hàn Quốc. Theo đó, nhằm hỗ trợ kinh tế, xã hội và tinh thần Chính Phủ Hàn Quốc đã thiết kế các chương trình nâng cao phúc lợi của người dân dựa vào rừng.

Các hoạt động này bao gồm từ chăm sóc trước khi sinh cho thai nhi và bà mẹ, phát triển cảm xúc cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, các chương trình giải trí và thể thao giải trí trong rừng cho người lớn để cải thiện khả năng miễn dịch và duy trì sức khỏe thể chất, các chương trình giáo dục và trị liệu rừng để giảm căng thẳng và cuối cùng là các công viên tưởng niệm cho người chết. Hiện, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên đưa khái niệm “Phúc lợi rừng” vào trong quy định pháp luật tại Đạo Luật thúc đẩy Phúc lợi rừng (Forest Welfare Promotion Act).

Tại Việt Nam, trước xu thế, định hướng về phát huy phúc lợi rừng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, Tổng Cục Lâm Nghiệp đang có những đề xuất cụ thể trong việc xem xét để có những điều chỉnh chính sách, chiến lược và có cách tiếp cận phù hợp hơn để người dân có thể hưởng phúc lợi của rừng.

Theo Tổng Cục Lâm Nghiệp, tất cả các cấp, các ngành cần quan tâm, thúc đẩy việc đa dạng hóa hình thức cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái rừng hay có thể nói là đa dạng phúc lợi rừng cho cuộc sống của con người. Từ đó, giúp mỗi người Việt hiểu biết, trân trọng hơn về rừng, chung tay bảo vệ rừng nói riêng và bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Việt Nam nói chung.

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác