Báo cáo mới: Ngành cao su Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp Phát triển bền vững.

Báo cáo là sản phẩm hợp tác giữa Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định). Báo cáo phác họa một số nét cơ bản trong bức tranh tổng thể về ngành cao su, từ khâu sản xuất cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm, bao gồm cả gỗ cao su, khai thác từ các vườn cây cao su thanh lý, cả từ nguồn cao su đại điền (của các công ty) và tiểu điền (từ các hộ gia đình). Báo cáo phản ảnh một số khía cạnh chính sau:

  • Ngành cao su là ngành trọng tâm xuất khẩu. Ba nhóm mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm cao su thiên nhiên (mủ cao su), sản phẩm cao su (cao su thiên nhiên chế biến sâu) và gỗ và SPG được làm từ gỗ cao su. Tổng kim ngạch xuất khẩu 3 nhóm mặt hàng này của ngành đạt trên 6 tỷ USD/năm, trong đó nhóm kim ngạch từ nhóm mặt hàng Gỗ và SPG đạt trên 1,7 tỷ USD. Các mặt hàng XK của ngành chủ yếu là các mặt hàng thô.
  • Diện tích cao su hiện nay gần 1 triệu ha, trong đó 67% diện tích đang trong giai đoạn cho thu hoạch mủ (phần còn lại đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản /chưa cho mủ).
  • Hầu hết diện tích cao su hiện nay thuộc về doanh nghiệp nhà nước (chủ yếu là các công ty thuộc Tập đoàn) và hộ gia đình (trên 264.000 hộ)
  • Trong khâu chế biến thô, chủ yếu là các DN nhà nước, tư nhân tham gia. Trong khâu chế biến sâu, chủ yếu DN tư nhân và FDI tham gia.
  • Bình quân, mỗi năm 44.5 triệu m3 cao su được cung ra thị trường, chủ yếu từ các vườn cây thanh lý của các công ty (Đại điền). Trong tương lai, cung gỗ cao su giảm, bởi diện tích các vườn cây đến tuổi thanh lý giảm. Lượng cung gỗ từ các hộ tiểu điền trong tương lai sẽ lớn hơn lượng cung gỗ từ đại điền.
  • Ngành cao su trong bối cảnh hội nhập đang đối mặt với rủi ro, chủ yếu là rủi ro về tính hợp pháp của nguồn cung nguyên liệu đầu vào của chuỗi cung, bao gồm cả nguồn cung nguyên liệu cao su thiên nhiên từ nhập khẩu (chủ từ các dự án đầu tư trồng cao su của Việt Nam ở Campuchia và Lào).
  • Cuộc chiến Mỹ Trung đã và đang có tác động đến ngành cao su, cả ở góc độ tích cực và tiêu cực. Cần có những đánh giá chi tiết về tác động này.

Ngành cao su hiện còn có một số tồn tại, cản trở sự phát triển bền vững của ngành, bao gồm cả những tồn tại liên quan đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm, tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác