, ,

BỘ NN & PTNT CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI KHUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI QUY ĐỊNH KHÔNG GÂY MẤT RỪNG CỦA EU

Căn cứ vào công văn 5179/BNN-HTQT, ngày 1/8/2023 của Bộ NN & PTNT về việc triển khai Khung Kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng EU, HAWA xin thông tin đến DN các nội dung như sau: 

Ngày 16/5/2023, Ủy ban Châu Âu (EC) đã thông qua Quy định không gây mất rừng (EUDR). EUDR là quy định mới nhất của EU liên quan đến vấn đề phát triển xanh và bền vững, trong đó quy định cụ thể về các sản phẩm nông sản không gây mất rừng. Đây là biển chuyển xu hướng tiêu dùng xanh tất yếu của thị trưởng toàn cầu chứ không chỉ riêng EU. 

EUDR cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Trong đó, sản phẩm gỗ là một trong những ngành hàng chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi quy định này.

Ngay từ giai đoạn EC dự thảo quy định trên, Bộ NN & PTNT đã có nhiều cuộc trao đổi chuyên sâu ở cả cấp kỹ thuật và cấp lãnh đạo EC. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chuẩn bị Khung kế hoạch hành động thích ứng với EUDR, trong đó đề xuất các nhiệm vụ/giải pháp cụ thể và phân công các cơ quan chuyên môn của Bộ triển khai thực hiện. Ngày 29/6/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức ký kết Bản ghi nhớ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), Hiệp hội ngành hàng và các đối tác quốc tế liên quan nhằm phối hợp thực hiện hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất không gây phá rừng, suy thoái rừng; sản xuất bền vững kết hợp với các mục tiêu bảo tồn tài nguyên và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Trong bối cảnh EC đưa ra thời hạn hiệu lực để thực thi EUDR vào tháng 12/2024 (tháng 6/2025 đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ), chúng ta cần thực hiện ngay các hoạt động để thích ứng với quy định này, tránh ảnh hưởng tới xuất khẩu ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung.

Theo đó, Bộ NN & PTNT đề nghị UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW cùng đồng hành, bổ sung kế hoạch hoạt động của địa phương thích ứng với EUDR, trong đó tập trung một số nội dung như sau:

  1. Giảm sát chặt chẽ vùng nguy cơ rủi ro cao (các vùng trồng xen kẽ rừng) đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi EUDR; tăng cường tuần tra/giám sát cộng đồng để bảo vệ rừng;
  2. Giao các cơ quan chuyên môn liên quan phối hợp với các đơn vị của Bộ, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế (trong đó có Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH), Tổ chức 4C,…);
  • Xây dựng và công nhận cơ sở dữ liệu quốc gia về rừng tự nhiên và vùng trồng;
  • Rà soát và thống nhất bản đồ thực địa
  • Chia sẻ, cập nhật và số hóa dữ liệu bản đồ địa chính các vườn trồng và điều tra bổ sung đối với các vườn chưa có trên bản đồ địa chính;
  • Dựa trên dữ liệu về rừng và vùng trồng, phân định các vùng có nguy cơ phá rừng cao, trung bình và thấp, từ đó xác định các giải pháp phù hợp trong việc giám sát, bảo vệ và khôi phục rừng, thiết lập hệ thống truy xuất, hỗ trợ sinh kế, sản xuất bền vững…
  • Xây dựng cơ chế và triển khai thực hiện việc chia sẻ và phản hồi thông tin với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng vào EU, theo yêu cầu của EC; 
  • Tuyên truyền phổ biến quy định EUDR, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đến các cơ quan quản lý các cấp, các tác nhân trong các chuỗi giá trị ngành hàng;
  • Xây dựng và triển khai truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng đến vùng, có gắn với định vị của từng vườn đối với các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi EUDR;
  • Triển khai nhân rộng cách tiếp cận cảnh quan phục vụ canh tác bền vững, bảo vệ tài nguyên và an sinh xã hội; áp dụng các chứng chỉ bền vững đối với các ngành hàng cà phê, cao su, gỗ. 
  • Hỗ trợ chuyển đổi, cải thiện sinh kế cho nông dân, đặc biệt người dân tộc ở khu xen kẽ rừng và tiếp giáp rừng để đáp ứng quy định EUDR;
  1. Thành lập hoặc kiện toàn Nhóm Công tác công tư cấp tỉnh; triển khai các hoạt động hợp tác công tư; thực hiện các hoạt động và chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu cấp tỉnh cho các ngành hàng bị ảnh hưởng bởi EUDR; phối hợp với Nhóm công tác chung và Nhóm công tác các ngành hàng ở Trung ương; xây dựng các chương trình, dự án để kêu gọi đầu tư công, tư và tài trợ quốc tế để triển khai thực hiện các hoạt động trên.
  2. Bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương hỗ trợ chuỗi giá trị ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ thích ứng với EUDR. 

—————————–

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN & PTNT, UBND TP. HCM và Sở NN & PTNT TP. HCM, HAWA sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan, tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật cho các DN nhằm đáp ứng các yêu cầu của EUDR, tránh bị động, bất ngờ về thực thi EUDR vào 12/2024.

Quý DN vui lòng tham khảo thêm các tài liệu về EUDR tại: https://hawa.vn/wp-content/uploads/2023/09/EUDR-VA-NGANH-GO-BY-FOREST-TREND.pdf 

 

Danh mục:

No tag

Bài viết liên quan

Danh mục

Các bài viết khác